Theo dõi trên

Giữ được sức khỏe, tính mạng nhân dân thì sẽ vực dậy được kinh tế

15/04/2020, 16:54

BTO-Một nước Mỹ hùng mạnh, một nước Mỹ đau thương, với số lượng người nhiễm, người chết vì virus corona tăng lên từng ngày. Xác người chất đầy trong xe đông lạnh; những hố chôn người tập thể quan tài chồng chất... hình ảnh bi thảm tưởng chừng không bao giờ có ở nước Mỹ.

Ảnh internet

Một góc khuất ít ai để ý: hệ thống nhà hàng, khách sạn, trường học đóng cửa, khiến một lượng lớn nông sản của nông dân Mỹ không có nguồn tiêu thụ. Nông dân phải tiêu hủy gần 14 triệu lít sữa và 750 ngàn quả trứng mỗi ngày. Có nông dân đào hố chôn 500 ngàn kg hành tím. Có nông dân dùng máy cày phá nát cả cánh đồng đậu và bắp cải đang xanh tốt. Thật đau xót - một chủ trang trại thốt lên khi buộc phải tiêu hủy nông sản tươi vì không có đầu ra.

Tình trạng nông dân phải tiêu hủy nông sản tươi trong khi hàng triệu người Mỹ thất nghiệp, khó khăn, là một sự lãng phí tồi tệ, nhưng biết làm sao được khi đàn bò vẫn cần vắt sữa mỗi ngày, mặc dù không có người mua. Nhiều nông dân đã quyên góp nông sản dư thừa cho các tổ chức từ thiện, tuy nhiên các tổ chức từ thiện không có đủ tủ lạnh và tình nguyện viên để nhận hết số thực phẩm quyên góp. Chưa kể chi phí thu hoạch, xử lý, vận chuyển sữa tới các nơi làm gia tăng gánh nặng tài chính, trong lúc nông dân đã mất đi hơn nửa nguồn thu.

 Việc xuất khẩu cũng không dễ dàng khi khách hàng quốc tế đang gặp khó khăn vì dịch bệnh và chuỗi thương mại toàn cầu đứt gãy. Nông dân Hà Lan gạt nước mắt tiêu hủy 80% lượng hoa tươi vì không tiêu thụ được. Đúng là khi dịch bệnh hoành hành thì nông dân ở quốc gia nào cũng khổ.

Có người đã so sánh đại dịch Covid 19 còn tồi tệ hơn cuộc đại khủng hoảng những năm 1930. Tôi còn nhớ một bức ảnh trong sách giáo khoa lịch sử thế giới gây ấn tượng mạnh: ảnh chụp người ta đang chôn lấp hàng trăm con bò xuống hố, kèm theo dòng chú thích: trong lúc hàng triệu người đang chết đói, thì người ta tiêu hủy cả đàn bò để giữ thịt bò không bị mất giá - đó là sự khủng khiếp của chủ nghĩa tư bản!

Trong đại khủng hoảng 1929-1933, các nhà tư bản nhỏ và vừa bị phá sản hàng loạt. Họ tự tay phá nhà máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống biển để giữ giá. Lịch sử ghi lại: nhiều biện pháp được sử dụng để phá hủy thực phẩm thừa như: đốn cây, dìm xuống biển, cày nát hàng triệu ha ruộng sắp thu hoạch, 6,5 triệu con lợn bị giết rồi vứt bỏ... mục đích làm tăng giá trị thực phẩm, làm lợi cho các doanh nghiệp lớn, nhưng kèm theo là rất nhiều người Mỹ ngèo đói không được cứu tế và không có tiền mua thực phẩm.

Thực phẩm dư thừa trong khi người dân không có tiền mua và nông sản dư thừa vì không tiêu thụ được - đó là khác biệt giữa đại khủng hoảng những năm 1930 với đại dịch Covid 19 hiện nay.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo: đại dịch corona tàn phá các nền kinh tế trên thế giới và có thể đẩy nửa tỷ người rơi vào ngèo đói. Ở Việt Nam chúng ta đã quen với cảnh những hàng dài xe chở nông sản nằm chờ thông quan tại cửa khẩu; những điểm du lịch nhộn nhịp, sầm uất nay vắng không một bóng người; những nhà máy dệt may, da giày, điện tử điêu đứng vì đói nguyên liệu và thiếu đơn hàng xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu đều bị đại dịch tàn phá. Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều khó khăn cả "đầu vào", "đầu ra". Hàng triệu lao động sẽ mất việc.

Các nước giàu như Mỹ, Đức, Anh, Liên minh châu Âu đang tung ra hàng trăm tỷ USD cứu trợ kinh tế. Việt Nam trong lúc đang căng mình đối phó với dịch cũng đã hướng tới các phương án phục hồi kinh tế, Chính phủ đưa ra nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân cùng vượt qua khó khăn.

Nhưng kinh tế chỉ thực sự hồi phục khi chiến thắng được dịch bệnh, giữ được sức khỏe, tính mạng cho nhân dân. Có ngĩa muốn vực dậy kinh tế thì trước hết phải đoàn kết, đồng lòng dốc sức chống dịch.

Hơn nửa thế kỷ trước, khi đất nước còn mưa bom bão đạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ung dung viết hai câu thơ trong Bản Di chúc để lại:

Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.

Đặng Dũng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giữ được sức khỏe, tính mạng nhân dân thì sẽ vực dậy được kinh tế