Theo dõi trên

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa bàn trọng điểm

07/09/2017, 08:30

BT - Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế XHCN. Cùng với việc phổ biến giáo dục pháp luật rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2021 cơ bản tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội; từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn trọng điểm.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, Bình Thuận đã xác định các lĩnh vực cần tập trung thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm gồm: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản; an toàn thực phẩm; trật tự an toàn giao thông; hình sự ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Trong đó ưu tiên chỉ đạo và đầu tư nguồn lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Cụ thể lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên môi trường, khoáng sản tập trung cho địa bàn thị trấn Tân Nghĩa, các xã Thắng Hải, Tân Xuân, Tân Phúc (huyện Hàm Tân); lĩnh vực an toàn thực phẩm là thị trấn Phú Long và các xã Hàm Thắng, Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc); lĩnh vực trật tự an toàn giao thông là thị trấn Thuận Nam và các xã Hàm Cường, Hàm Mỹ, Hàm Minh (Hàm Thuận Nam); lĩnh vực hình sự, ma túy và các tệ nạn khác là thị trấn Chợ Lầu và các xã Lương Sơn, Hải Ninh, Phan Rí Thành (Bắc Bình).

Để đạt được mục tiêu đến năm 2021 có 90% nhân dân tại các địa bàn trọng điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật và tiếp tục kiềm chế, phấn đấu giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm, thiết nghĩ các ngành chức năng của tỉnh như Sở Tư pháp, Sở Thông tin & Truyền thông, Công an tỉnh, UBND các địa phương theo chức trách nhiệm vụ của mình chủ động và tăng cường phối hợp để tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, sinh hoạt “Ngày Pháp luật”; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng điểm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại, đối thoại chính sách pháp luật. Nghiên cứu thí điểm thành lập câu lạc bộ trợ giúp, nhóm cộng đồng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội cho các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng có nguy cơ phạm tội cao nhằm cung cấp kênh tiếp nhận, phản hồi thông tin pháp lý nhanh chóng, phù hợp giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.

Cùng với đó, phối hợp tổ chức tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư... tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực: đất đai; môi trường; an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông, phòng chống mua bán người, phòng chống bạo lực gia đình. Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò các nhóm nòng cốt, tổ tự quản tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật; kiểm soát, tiến tới hạn chế tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

Thế Nam



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa bàn trọng điểm