Theo dõi trên

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm

26/02/2019, 16:15 - Lượt đọc: 606

BT- Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở nước ta, dân tộc Chăm có những đặc trưng riêng biệt về văn hóa. Những giá trị văn hóa Chăm đóng góp chung vào nền văn hoá Việt Nam đã được ghi nhận. Chính vì vậy, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Chăm là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay.

                
   
Trường tiểu học Lâm Giang,    xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc triển khai dạy và học tiếng Chăm từ    nhiều năm nay.

Một người luôn đau đáu với chữ viết, tiếng Chăm là ông Mưm Nguyễn Văn Trung ở thôn Thanh Khiết, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Hàng ngày ông đều đặn dốc hết tâm trí cho việc dạy chữ Chăm cho con cháu. Không chỉ là vị chức sắc tích cực truyền dạy chữ Chăm, ông còn là người có uy tín trong cộng đồng Chăm giáo dục con cháu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Ông Mưm Trung cho biết, may mắn được rèn luyện và viết chữ Chăm nhờ những người thầy trong làng truyền lại; những tinh hoa ông, cha để lại, thế hệ cháu con phải giữ gìn và học  để lưu truyền về sau. Được biết, ông  Mưm Trung đã sưu tầm, lưu giữ bộ kinh thư hơn chục sách lớn, nhỏ về lễ nghi văn hóa của người Chăm. Niềm vui lớn đối với ông là việc con em người Chăm ở Thanh Khiết đã biết đọc, biết viết chữ Chăm cổ từ đó hiểu về lịch sử dân tộc; để văn hóa Chăm tồn tại, phát triển cùng với nền văn hóa của các dân tộc anh em.  

                
   
Ông Mưm Nguyễn Văn Trung sưu    tầm, lưu giữ bộ kinh thư hơn chục sách lớn, nhỏ lễ nghi văn hóa của    người Chăm.

Năm học 2018 - 2019, Bình Thuận tổ chức dạy tiếng Chăm cho gần 3.500 học sinh dân tộc Chăm tại 137 lớp, thuộc 12 trường tiểu học trong toàn tỉnh. Trường tiểu học Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc là một trong những trường triển khai việc dạy và học tiếng Chăm từ nhiều năm nay. Với phương châm dạy cho các em biết đọc, biết viết chữ mẹ đẻ, cung cấp cho các em một số tri thức tối thiểu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Mỗi tuần trường dạy 40 tiết học tiếng Chăm cho tất cả các khối lớp, mỗi tiết học bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.

                
   
Không chỉ là vị chức sắc    tích cực truyền dạy chữ Chăm, ông Mưm Nguyễn Văn Trung còn là người    có uy tín trong cộng đồng dân tộc Chăm.

Bình Thuận hiện có 48 giáo viên dạy tiếng Chăm được đào tạo và bồi dưỡng, hàng tháng, định kỳ đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn để đánh giá, rút kinh nghiệm và bàn biện pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chương trình dạy tiếng Chăm.

                
   
Dạy cho các em biết đọc,    biết viết chữ mẹ đẻ.

Phóng sự ảnh: Đình Hòa



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Chăm