Theo dõi trên

Canh cánh “hội chứng” mạng xã hội

16/08/2017, 08:41 - Lượt đọc: 20

BT- 1. Với sự phát triển mạng xã hội, facebook là công cụ hữu hiệu, tiện ích để kết nối thông tin; ứng dụng giải trí, chia sẻ tình cảm... không ít người bị lôi cuốn vào faecbook, lướt “phây” trở thành thói quen “ăn cùng phây, làm cùng phây, ngủ cùng phây”.  Song song với kết nối, là những lời bình luận (comment) thể hiện sự tương tác giữa người viết và người đọc. Hay nói cách khác, những người tham gia vào cộng đồng mạng sẽ khen, đồng tình với người tốt việc tốt; sẽ phản ứng với những người, những việc chướng tai gai mắt. Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng mạng xã hội như một công cụ để xả stress, nói xấu, soi mói đời tư người khác… Chỉ cần một người khởi xướng không hài lòng ai hoặc điều gì, thì trong tích tắc hàng trăm người hồ hởi hùa theo bình luận, chửi rủa thô tục, không thể hiện chính kiến và cảm xúc chân thật, không cần kiểm chứng, không biết thông tin trên facebook  là thực hay hư, là sai hay đúng. Với cách bình luận như thế được gọi là “ném đá”, hội chứng “ném đá” đã và...

2. Hơn thế nữa, trong thế giới ảo, họ sẵn sàng tung tin ác ý. Cụ thể, năm 2017 xảy ra 2 nguồn tin có liên quan đến biển và người Bình Thuận. Một tài khoản facebook đăng hình ảnh cá mập nằm chết ngổn ngang tại khu vực biển Mũi Né, với status (thông tin hoặc chú thích hình ảnh trên facebook cá nhân) “Cá mập vào biển Mũi Né, mọi người tắm biển cẩn thận”. Khi thông tin này xuất hiện, hàng loạt tài khoản facebook chia sẻ nội dung khiến nhiều người hoang mang và lo lắng. Tiếp đó vài tháng sau, các tài khoản facebook lan truyền hình ảnh và thông tin "2 nữ sinh hiếp dâm làm tử vong thanh niên”, với lượt chia sẻ chóng mặt và nhiều lời bình luận cay nghiệt, chỉ biết nói cho sướng miệng, không nghĩ tới hậu quả. Sau khi các cơ quan chức năng nhanh chóng xác minh thông tin thì hoàn toàn là bịa đặt, gây hoang mang dư luận, xúc phạm nhân phẩm người khác.

3. Theo thống kê, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng facebook. Trung bình mỗi người truy cập và sử dụng các trang mạng xã hội là 2,5 giờ/ngày. Thêm nữa, mỗi người có thể lập nhiều tài khoản ảo khác nhau hoặc dùng hình ảnh thông tin người khác để tạo tài khoản nhằm lôi kéo thêm những tài khoản khác tìm kiếm sự đồng tình ủng hộ (like), chia sẻ (share) thông tin. Ngoài đời, với người trưởng thành, có thể họ là những con người nhã nhặn, lịch sự…, với học sinh là đứa con ngoan lễ phép luôn vâng dạ, đi thưa về trình, nhưng trong thế giới ảo, bản tính của họ hoàn toàn khác, sẵn sàng a dua chửi bới một ai đó không cùng quan điểm, hoặc người đó, việc đó chẳng liên quan gì đến mình.

4. Để hướng tới một môi trường xã hội an toàn, giải quyết các phát ngôn gây thù ghét…, thạc sĩ tâm lý Bùi Thị Hồng Thắm (Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận) khuyến cáo: Trường học xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội. Các bậc phụ huynh nên tạo tài khoản faecbook kiểm tra thái độ ứng xử của con em mình trên mạng xã hội, quan tâm cử chỉ, lời  ăn tiếng nói… Từ đó phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện điều chỉnh con em mình có cách ứng xử đúng với mạng xã hội. Nếu không, phụ huynh sẽ bị bất ngờ trước ứng xử của con mình ngoài đời và thế giới ảo. Mùa hè, học sinh nên được khuyến khích tham gia các hoạt động năng khiếu, giảm thời gian tiếp xúc facebook. Với người bị bôi nhọ trên mạng xã hội, trước hết hãy bình tĩnh, kiềm chế với thông tin như thế, không bình luận gì thêm. Nếu bình luận thêm chỉ làm tăng thêm lời lẽ thiếu thiện chí. Bởi mạng xã hội là mạng ảo, có thể thật hoặc không thật, người bị bôi nhọ có thể đóng facebook một thời gian.

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phan Thiết cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm
BTO-Chiều 28/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ( khóa XIV) làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới . Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh chủ trì.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Canh cánh “hội chứng” mạng xã hội