Theo dõi trên

Đề nghị phong tặng danh hiệu 20 “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú”

14/12/2017, 15:09 - Lượt đọc: 72

BTO-  Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2 tỉnh Bình Thuận đã họp xét, đề nghị Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ và Hội đồng cấp Nhà nước, trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2 – năm 2018 cho 20 cá nhân đủ tiêu chuẩn, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương.

Việc xét danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nhằm tôn vinh những cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy và có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi tỉnh Bình Thuận, ở các lĩnh vực như: Đờn ca tài tử, nghề làm nhạc cụ Chăm, gốm truyền thống và gốm mỹ nghệ người Chăm, ngôn ngữ Chăm, trống Ghi năng…

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”:

1.     Ông Lê Văn Nùng (đờn ca tài tử)

2.     Ông Đặng Ngọc Long (đờn ca tài tử)

3.     Ông Thổ Đồng (Nghề làm nhạc cụ Chăm)

4.     Ông Thường Xuân Hữu (Kinh, sách lưu truyền phong tục tập quán bản sắc văn hóa Chăm.

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

1.     Ông Châu Văn Thọ (đờn ca tài tử)

2.     Ông Nguyễn Phú Cường (đờn ca tài tử)

3.     Ông Trần Vương (đờn ca tài tử)

4.     Ông Huỳnh Văn Bảy (đờn ca tài tử)

5.     Ông Trần Trung Thanh (đờn ca tài tử)

6.     Ông Ngô Thanh Tâm (đờn ca tài tử)

7.     Bà Lương Thị Hồng Huệ (đờn ca tài tử)

8.     Bà Nguyễn Thị Mai (Gốm truyền thống và gốm mỹ nghệ người Chăm)

9.     Bà Đơn Thị Chưa (Gốm truyền thống và gốm mỹ nghệ người Chăm)

10.  Ông Lư Văn Xuống (Dệt thổ cẩm)

11. Bà Võ Thị Thùy Duyên (Gốm truyền thống và gốm mỹ nghệ người Chăm)

12. Ông Qua Đình Lang (Ngô ngữ Chăm)

13.  Ông Dụng Bông (Các làn điệu trống Ghi năng)

14. Ông Đặng Văn Thuận (Nghe xem và phân tích các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc Chăm, Rắclay, K’ho, làm đạo diễn dàn dựng chương trình mang tính dân tộc. Biết đờn, hát dân ca, hát ru, ca cải lương).

15.   Ông Bố Xuân Hổ (Chuyên sưu tầm, nghiên cứu về giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm).

16. Ông Lâm Tấn Bình (nghiên cứu thực hành và truyền dạy trống Ghi năng Chăm theo phương pháp mới; Biên tập và dàn dựng các loại hình múa dân gian Chăm).

Hương Lan



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị phong tặng danh hiệu 20 “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú”