Theo dõi trên

Gốm Chăm Bình Đức

03/04/2019, 08:22

BT- Gốm Chăm Bình Đức được người dân nơi đây gọi là gốm gọ, nghề gốm được nối tiếp từ đời này sang đời khác, dễ chừng đã hàng trăm năm.

Làng gốm Chăm Bình Đức, ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình được ví như một “bảo tàng” lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm mà độc đáo nhất là nghề làm gốm thủ công. Bình Đức hiện có 155 nghệ nhân làm gốm. Mặc dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được nét tinh túy vốn có. Gốm gọ không nhiều hoa văn trang trí, hình dáng đơn giản, mộc mạc nhưng lại thu hút du khách và người tiêu dùng bởi nhiều nét độc đáo. Nung gốm lộ thiên là một nét đặc trưng hiếm có của gốm Chăm, bởi nó mang tính cộng đồng rất cao. Khoảng 3 - 4 ngày thì bà con mới nung gốm 1 lần. Bãi nung là khoảng đất trống đủ rộng để hứng nắng, đón gió. Gốm sau khi nung vừa lấy ra thì được rảy lên một loại nước từ trái thị hoặc vỏ hạt điều ngâm, tạo ra những vết loang lấm tấm đen. Cách trang trí này làm cho gốm Chăm hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm gốm khác. Nghề làm gốm tương đối vất vả, thu nhập chỉ ở mức vừa phải nhưng nó đã, đang và luôn đồng hành với người dân nơi đây.

Hầu như sản phẩm gốm ở đây được làm theo đơn đặt trước hoặc gửi ở Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm giới thiệu và bán cho du khách tham quan. Đó cũng là cách để nghề gốm Bình Đức tiếp tục được duy trì, phát triển trong tương lai.

                                                   
   
Nghệ nhân Đặng Văn Sơn, một    trong số ít người còn làm gốm mỹ thuật.
   
   
Gốm được chất lên thành đống    cao, xen kẽ lớp gốm là củi và rơm bọc quanh để nung.    
   
Sản phẩm gốm ở đây được làm    theo đơn đặt trước hoặc gửi ở Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm giới    thiệu và bán cho du khách tham quan.

Phóng sự ảnh: ĐÌNH HÒA



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gốm Chăm Bình Đức