Theo dõi trên

Từ nhà hát 200 tỷ đồng nghĩ về “nhà hát ngoài trời”

01/12/2017, 10:20 - Lượt đọc: 1,320

BT- Trước yêu cầu bức xúc về đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Phan Thiết nói riêng và nhân dân Bình Thuận nói chung, ngày 4/3/2016 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng nhà hát và triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận với mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng; dự án được giao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Trong đó, kinh phí xây dựng 120,153 tỷ đồng và chi phí thiết bị bên trong nhà hát, phòng triển lãm được đầu tư 46,54 tỷ đồng. Đây là công trình văn hóa có quy mô lớn và hiện đại mang tầm quốc gia. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo cần được khuyến khích, ưu tiên đầu tư và bộ đã có văn bản thỏa thuận nguồn vốn ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư dự án này trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 135 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay vốn Trung ương vẫn chưa cân đối được để chuyển về đầu tư dự án. Theo chủ dự án cho biết, đến nay hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán công trình đã được Cục Quản lý hoạt động xây dựng - thuộc Bộ Xây dựng thẩm định xong từ...

                
Công trình “nhà hát ngoài trời” năm 2006    phải dỡ bỏ vì xuống cấp. Ảnh tư liệu.

Từ việc quy hoạch, xây dựng một công trình có thiết chế văn hóa hiện đại tại khu vực quảng trường Nguyễn Tất Thành, tôi lại nghĩ về công trình “nhà hát ngoài trời” vang danh một thời. Cách đây 33 năm, ngày 19/4/1984 tỉnh Thuận Hải (cũ) khởi công xây dựng nhà hát nhân dân (ngoài trời), khánh thành vào dịp kỷ niệm 10 năm giải phóng Thuận Hải. Nhà hát có quy mô 6.000 chỗ ngồi, được thiết kế các băng nghế dài đúc bằng bê tông cố định. Kể từ khi có nhà hát nhân dân trong tỉnh, nhất là nhân dân Phan Thiết đã đón nhiều đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước đến biểu diễn. Đặc biệt là những năm 1990 - 1992 tần suất biểu diễn tại nhà hát là 30 đêm/tháng, thu hút mỗi đêm 6.000 - 7.000 người xem. Có đêm khách đứng chật cả hai bên cánh gà, hành lang. Hàng năm các hội thi, sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô lớn cũng được tổ chức tại nhà hát này. Lúc bấy giờ nhà hát ngoài trời là thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo, góp phần phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tôi còn nhớ cứ mỗi đoàn cải lương từ TP. Hồ Chí Minh ra diễn một tuần lễ thì suốt 7 đêm cả nhà tôi đều có mặt tại nhà hát. Các đoàn kịch nói cũng vậy, cứ về “nhà hát ngoài trời” diễn thì không đêm nào trống chỗ ngồi, vé bán hết sạch. Lúc bấy giờ tuy vật chất còn thiếu thốn, nhưng nhờ có những đêm thưởng thức nghệ thuật hấp dẫn tại “nhà hát ngoài trời” nên con người sảng khoái, lạc quan, yêu đời… Đến năm 2006 công trình “nhà hát ngoài trời” bị xuống cấp, không an toàn nên công trình tạm ngừng sử dụng và sau đó tỉnh có chủ trương dỡ bỏ, để tiến hành xây dựng nhà hát mới.

Hơn 10 năm qua do điều kiện kinh phí của tỉnh, Trung ương còn nhiều khó khăn nên chưa cân đối được nguồn vốn đầu tư. Giờ đây, dự án đã được phê duyệt với mức đầu tư quy mô và hiện đại kết hợp với chức năng triển lãm văn hóa nghệ thuật, để phục vụ và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa nghệ thuật của nhân dân trong tỉnh.                          

LÊ THANH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phan Thiết cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm
BTO-Chiều 28/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ( khóa XIV) làm việc với tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới . Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh chủ trì.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ nhà hát 200 tỷ đồng nghĩ về “nhà hát ngoài trời”