Theo dõi trên

Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

09/02/2017, 09:55

BT- Bình Thuận là một trong 21 tỉnh nằm trong chương  trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” do Bộ Nông nghiệp & PTNT  chủ trì, được triển khai trong giai đoạn 2016 – 2020.

                                     
      
Tỉ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt còn thấp    (trong ảnh: Nhà vệ sinh xây sát nhà ở).
      
      
Đa số người dân vùng cao sử dụng nước giếng    khoan và sử dụng lu đúc để chứa nước sinh hoạt.

48,55% dân nông thôn sử dụng nước sạch

Thống kê của cơ quan chức năng cho biết, đến hết năm 2015, tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà hợp vệ sinh là 79,83%, tỉ lệ trạm y tế nông thôn có có công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là 80,77%, tỉ lệ trường học có công trình cấp nước  sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là 67,1%. Đáng chú ý tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh toàn tỉnh không đều, ở một số xã tỉ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp và vẫn còn tình trạng mắc các bệnh liên quan đến sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong khi đó, thống kê cũng cho biết địa bàn nông thôn toàn tỉnh có 95,02% dân số sử dụng nước  hợp vệ sinh, trong đó có 48,55% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam 02:2009/BYT.

Hiện toàn tỉnh có 55 công trình cấp nước tập trung, ngoài ra có một số hộ tư nhân quản lý công trình cấp nước quy mô rất nhỏ và hầu như chỉ cấp nguồn nước thô từ giếng khoan hoặc giếng đào chưa qua khâu xử lý lắng lọc và khử trùng, chưa đạt chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế. Đó cũng là lí do vì sao hiện tại  trên 50% dân số nông thôn chưa được sử dụng nước đạt quy chuẩn. 

Hướng giải quyết

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” là chương trình hỗ trợ có tính đột phá với những phương pháp tiếp cận và thực hiện mới, tổng hợp về các mặt thuộc lĩnh vực nước sạch và vệ sinh. Do đó, tỉnh ta xác định cần phải tích cực hơn nữa trong truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh, đồng thời hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh nhằm cải thiện thói quen rửa tay với xà phòng, chấm dứt phóng uế bừa bãi và tăng cường sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tăng việc tiếp cận bền vững với nước sạch và tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua việc thay đổi sâu sắc về nhận thức và tiếp cận của các cấp, các ngành, đặc biệt là cộng đồng trong  các khâu đầu tư và quản lí. Tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng các sáng kiến, mô hình mới phù hợp và bền vững với điều kiện vùng miền; đặc biệt tại khu vực nông thôn miền núi, thúc đẩy vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện được mục tiêu của chương trình, tỉnh sẽ triển khai một chương trình vận động chính sách cấp tỉnh và quốc gia dành cho các cán bộ công chức nhà nước và những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng; nâng cao nhận thức của các cấp về tầm quan trọng của vệ sinh nông thôn, đưa mục tiêu xóa bỏ phóng uế bừa bãi vào các tiêu chí phát triển và tăng cường tài trợ cho lĩnh vực này.

    
    Mục tiêu của tỉnh:  Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người  dân nông thôn nhằm   cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường  tiếp   cận bền vững nước sạch nông thôn, dự ước sẽ đấu nối mới trong năm 2017   là 1.720 đấu nối.

  CÔNG NAM



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường