Đài Truyền Hình Việt Nam liên tụ
Đài Truyền Hình Việt Nam liên tục phản ánh tình trạng khai thác titan ở Bình
Thuận
BTO- Trong những ngày diễn ra phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua, Đài THVN
(VTV1) liên tục có phóng sự phản ánh tình trạng khai thác titan tàn phá môi
trường ở Bình Thuận.
Tối
ngày 3/6, trên chuyên mục "chuyển động 24h" có phóng sự "Người dân bức xúc trước
nạn khai thác titan ở Bình Thuận", phản ánh nạn khai thác titan lậu bất chấp
lệnh ngưng khai thác titan của chính quyền. Theo quy định: các công ty muốn khai
thác khoáng sản phải được cấp phép khai thác nguồn nước, nhưng theo báo cáo của
ngành chức năng địa phương thì dù chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép, nhưng
trên thực tế họ vẫn có nước để tuyển quặng trong những năm qua. Nhóm phóng viên
của "chuyển động 24h" đã phỏng vấn cán bộ và người dân Bình Thuận về tình trạng
khai thác lậu, khai thác không đủ điều kiện làm ô nhiễm môi trường.
 |
ĐBQH Nguyễn Thị Phúc chất vấn tại Quốc hội |
Tiếp đó, trong bản tin thời sự lúc 19h trên VTV1 ngày 6/6 có phóng sự: "khai
thác titan tàn phá môi trường", phản ánh: do tác động xấu đến môi trường, từ năm
2016 tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các doanh nghiệp dừng khai thác titan, nhưng
hàng loạt doanh nghiệp vẫn lén lút khai thác. Phóng sự nêu ra những cái tên:
Công ty Đức Cảnh khai thác 64 ha ở huyện Bắc Bình, Công ty Đầu tư Sài Gòn khai
thác 156 ha ở Mũi Né, lớn nhất là Công ty Phú Hiệp khai thác trên diện tích 807
ha và có dấu hiệu mở rộng quy mô hơn trước.
Vấn
đề là công nghệ khai thác titan này cần rất nhiều nước để tuyển quặng, trong
giấy xin khai thác nguồn nước, 5 doanh nghiệp khai thác titan xin phép khai thác
mỗi ngày 39.000 m3 nước. Trong khi theo kết quả điều tra khảo sát:
nguồn nước ngầm ở khu vực ven biển Bình Thuận chỉ được khai thác tối đa không
quá 28.000 m3 /ngày đêm (chỉ đủ đáp ứng cho sinh hoạt của dân cư và
một số lĩnh vực thiết yếu, không thể cung cấp cho nhu cầu tuyển quặng titan). Vì
vậy Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đã nhiều lần kiến nghị Bộ TN-MT không cho phép lấy
nước ngầm để tuyển quặng titan như doanh nghiệp yêu cầu.
Tình trạng doanh nghiệp lén lút khai thác nước ngầm để tuyển quặng làm tăng nguy
cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm, ảnh hưởng ngiêm trọng đến đời sống và sản xuất của
người dân. Phóng sự này đã cập nhật kịp thời nội dung trả lời chất vấn của Quốc
hội chiều 4/6 (ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) chất vấn các dự án khai thác
titan ở Bình Thuận gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước-NV), trong phần trả lời, Bộ
trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cảnh báo việc dùng nước trong khai thác titan là
không phù hợp, đặc biệt là với một vùng khô hạn nhất nước như Bình Thuận.
Dư
luận yêu cầu Bộ TN-MT phối hợp tỉnh Bình Thuận thanh kiểm tra các dự án khai
thác titan kể trên để bảo vệ môi trường. Được biết chiều 31/5 vừa qua, trong
cuộc làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Bộ ngành TƯ, lãnh đạo tỉnh
Bình Thuận kiến nghị Chính phủ điều chỉnh lại quy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến titan, đưa một số khu vực ven biển có thế mạnh phát triển du lịch ra khỏi
quy hoạch khai thác và dự trữ quặng titan quốc gia.
Khôi Nguyên