Theo dõi trên

“Gỡ khó” cho đồng bào dân tộc thiểu số

05/03/2019, 09:00

BT- Từ nhiều năm nay, Bình Thuận ban hành khá nhiều chính sách nhằm phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, nổi bật là chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

                
   
   Với chính sách này đã góp phần giúp đồng    bào dân tộc thiểu số ở tỉnh ta có điều kiện đầu tư cơ giới hóa trong    sản xuất nông nghiệp.

Chính sách đầu tư ứng trước được triển khai theo đúng với nguyên tắc bảo đảm giá đầu tư ứng trước luôn thấp hơn hoặc bằng với giá thị trường và giá thu mua sản phẩm phải bằng hoặc cao hơn giá thị trường cùng thời điểm. Được thực hiện từ năm 2010 tại 11 xã thuần và 20 thôn dân tộc thiểu số xen ghép thuộc các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc.

                
   
   Mô hình trồng quýt giống mới cho thu nhập    cao.

Tỉnh đã ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cùng chi phí làm đất và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống trong thời điểm mùa vụ cho hàng ngàn lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số với kinh phí bình quân mỗi năm hơn 13 tỷ đồng. Có nguồn đầu tư ban đầu ổn định, không lãi suất, bà con có đủ giống, phân bón nên yên tâm tập trung sản xuất. Chính sách này đã góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ta có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hạn chế tình trạng tư thương cho vay nặng lãi. Bên cạnh đó, việc bao tiêu sản phẩm giúp các hộ sản xuất ổn định, tránh tình trạng thương lái ép giá, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

                              
   
   Thu hoạch bắp sản lượng cao của bà con dân    tộc xã La Ngâu, huyện Tánh Linh.
   
   Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ đồng bào dân    tộc Chăm có điều kiện phát triển nghề dệt thổ cẩm.

ĐÌNH HÒA



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Gỡ khó” cho đồng bào dân tộc thiểu số