Theo dõi trên

Khó khăn cảnh báo, dự báo thời tiết

03/10/2018, 09:11 - Lượt đọc: 54

BT- Theo ông Hồ Lâm - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mạng lưới trạm thủy văn, đo mưa điện báo dùng riêng do tỉnh đầu tư hoạt động trong mùa mưa bão phục vụ công tác phòng chống lụt bão gồm: Trạm thủy văn Võ Xu sông La Ngà, Trạm thủy văn Z30D Sông Dinh, Trạm thủy văn Mương Mán, Trạm thủy văn Phan Sơn, các trạm đo mưa điện báo Suối Lách, Sông Tram, Bình An, Gia Huynh, Thuận Minh chỉ đo mưa và điện báo các tháng chính vụ của mùa mưa bão lũ, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có Trạm khí tượng chuyên dùng Mũi Né.

                
      
   Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Cục trưởng    Tổng Cục khí tượng thủy văn phát biểu tại buổi kiểm tra.

Dù rằng thời gian qua, các trạm thủy văn nói trên đã làm tốt trách nhiệm dự báo về truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn và việc sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cung cấp toàn bộ các thông tin về mưa, bão, gió mạnh… kịp thời cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các ban ngành có liên quan trước, trong và sau thiên tai. Vì sự kịp thời nên về rủi ro thiên tai, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh đã trao đổi, cung cấp các bản tin liên quan đến việc phục vụ phòng chống lũ lụt, bão, hạn hán và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khi xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh đã phối hợp tốt với các chủ hồ chứa thủy điện, thủy lợi thông báo tin xả lũ theo quy trình vận hành của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi kịp thời cho UBND tỉnh và nhân dân vùng hạ du.

Song, thực tế quá trình triển khai thực hiện thi hành pháp luật khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn. Theo tình hình phân cấp công tác dự báo khí tượng thủy văn hiện nay, thì Đài Khí tượng thủy văn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn thời hạn cực ngắn và thời hạn ngắn do thiếu thông tin của rada thời tiết (bán kính hiệu quả của rada Nha Trang và Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) rất hạn chế đối với Bình Thuận).

Mới đây, Tổng Cục khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Cục trưởng làm trưởng đoàn có buổi kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bình Thuận là tỉnh nằm trong điều kiện khó khăn vì nằm ở vị trí giữa 2 khu vực Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Khí tượng thủy văn – ông Lê Thanh Hải đánh giá cao hiệu quả thực hiện pháp luật về khí tượng thủy văn trên địa bàn Bình Thuận. Đồng thời, mong rằng Bình Thuận tiếp tục phối hợp thực hiện hoạt động về khí tượng thủy văn ngày càng tốt hơn ý kiến kiến nghị của địa phương và cho biết sẽ đề xuất các bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết. Ông Lê Thanh Hải cho rằng Tổng cục Khí tượng thủy văn cần có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về khí tượng thủy văn cho công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn các cấp. Ban hành quy định phân công, phân cấp rõ ràng và cụ thể hơn cho địa phương trong công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn. Chỉ đạo chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân khi dùng tài liệu khí tượng thủy văn nhất thiết phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền của ngành khí tượng thủy văn xác nhận, không được dùng tài liệu sao chép, không rõ nguồn gốc. Bổ sung rada thời tiết tầm trung cho Bình Thuận phục vụ dự báo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

QUANG Nhân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó khăn cảnh báo, dự báo thời tiết