Theo dõi trên

Không được chủ quan về nguy cơ vỡ đê, hồ đập

02/08/2018, 17:07

BTO- Sáng 2/8, Đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn do Thiếu tướng Ngô Quý Đức - Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng UBQG ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; Cục trưởng Cục Cứu nạn- Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

                
      Kiểm tra tại hồ Sông Quao

Trong năm qua, Bình Thuận chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp với nhiều loại hình như bão, nắng nóng, hạn hán, lốc xoáy, sét, mưa đá, lũ, lũ quét,…làm chết người, ngập lụt, sập đổ nhà cửa, thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, công trình cơ sở hạ tầng hết sức nặng nề.

Qua tổng hợp, thiên tai năm 2017 làm chết 6 người, bị thương 2 người; gần 300 căn nhà bị hư hỏng; trên 14.000 ha diện tích nông nghiệp bị thiệt hại; cầu, cống giao thông bị hư hỏng 22 cái. Ngoài ra, trên biển đã xảy ra 94 vụ tai nạn, sự cố, làm chết 41 người; mất tích 15 người; bị thương 9 người; chìm 27 tàu cá; cháy 4 tàu cá; hư hỏng 19 tàu cá khác và liên quan đến 5 tàu nước ngoài bị sự cố tai nạn. Tổng thiệt hại toàn tỉnh trên 100 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, thiên tai đã làm chết 2 người; 20 căn nhà bị sập đổ hoàn toàn, tốc mái, hư hỏng 57 căn; hư hỏng hơn 31 ha bắp, ngã đổ 1.600 cây cao su và 100 cây điều…

Tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Nam cho biết công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Bình Thuận đã và đang đi vào nề nếp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả hơn, từng bước ngăn ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.

                
   
      Kiểm tra tại Khu neo đậu tránh trú bão Phú Hài

Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn tỉnh, do đặc thù ít có bão ảnh hưởng trực tiếp, nên nhiều người dân còn chủ quan, chần chừ thực hiện lệnh sơ tán. Về các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn phần lớn là đập đất, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đập rất lớn. Hiện tại, một số công trình cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông,… bị hư hỏng sau lũ ở các địa phương vẫn chưa bố trí được nguồn kinh phí để sửa chữa, khôi phục. Do đó, UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT,  Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh 70 tỷ đồng…

Thiếu tướng Ngô Quý Đức ghi nhận những cố gắng và kết quả trong công tác phòng chống thiên tai của địa phương trong thời gian qua. Đồng thời nói rõ một số quy định, quy chế trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn; chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, vật tư …để chủ động khi có tình huống thiên tai xấu xảy ra. Cần chuẩn bị các kế hoạch ứng phó sự cố trên biển. Mặt khác, khi tàu thuyền ra khơi, phải kiểm định chặt chẽ; quản lý thuốc nổ…

Cùng ngày, Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế tại công trình hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc) và Khu neo đậu tránh trú bão Phú Hài (Tp. Phan Thiết).Tại các nơi đến kiểm tra, Thiếu tướng Ngô Quý Đức đề nghị địa phương, đơn vị quản lý không được chủ quan về nguy cơ vỡ đê, hồ đập; cần phải có quy trình quản lý chặt chẽ các hồ chứa; diễn tập sơ tán dân vùng hạ lưu để giảm tối đa thiệt hại…

K.Hằng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không được chủ quan về nguy cơ vỡ đê, hồ đập