Lấy ý kiến dự thảo Luật lao động
Lấy ý
kiến dự thảo Luật lao động (sửa
đổi):
Đối với nghề độc hại cần quy định tuổi nghỉ hưu thấp hơn
BT- Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh vừa phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp
vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Phúc - Phó
trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, bà Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh – ĐBQH tỉnh
cùng 100 đại biểu là cán bộ LĐLĐ cấp tỉnh, cấp huyện, Ban quản lý các khu công
nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động.
 |
Đại biểu góp ý dự thảo Bộ luật Lao động
(sửa đổi). |
Bà Nguyễn Thị Phúc nhấn mạnh
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6/2012, có
hiệu lực từ tháng 5/2013, trong quá trình thực thi tồn tại nhiều vướng mắc. Vì
vậy, việc sửa đổi lần này là yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, tác động trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và hoạt động công
đoàn.
Tại hội nghị, đa số ý kiến
cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu cần theo lộ trình, đảm bảo không ảnh hưởng đến
vấn đề giải quyết việc làm, thất nghiệp, phân biệt ra từng lĩnh vực, ngành nghề
khác nhau. Đối với ngành nghề trong môi trường độc hại cao như khai thác than,
khoáng sản, may mặc, tuần tra bảo vệ rừng… nên có quy định đặc thù được nghỉ hưu
ở tuổi thấp hơn. Cân nhắc để giảm thời giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần
xuống còn 44 giờ/tuần. Bổ sung quy định trả lương lũy tiến khi làm thêm giờ với
mức lương cao hơn và chỉ áp dụng làm thêm tối đa 400 giờ/năm ở một số doanh
nghiệp, ngành nghề chủ yếu và trong thời điểm nhất định.
Việc xử lý kỷ luật lao động
phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Nhiều ý
kiến cũng đồng tình bữa ăn gắn liền với dinh dưỡng và năng suất lao động, thế
nhưng dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) không quy định về chất lượng bữa ăn
giữa ca. Vì lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể mua thực phẩm không rõ nguồn gốc
để chế biến nhằm hạ giá thành, điều này đã đẩy rủi ro về phía người lao động. Vì
thế cần thiết bổ sung quy định chủ doanh nghiệp có trách nhiệm lo bữa ăn giữa ca
cho người lao động đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm…
Các ý kiến sẽ được tổng hợp
gửi đến Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội xem xét, làm căn cứ hoàn thiện
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đảm bảo quyền, lợi ích của công nhân viên
chức, lao động theo đúng nguyên tắc, yêu cầu đề ra trong thời kỳ mới.
T.Anh