Theo dõi trên

Liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp

30/10/2018, 08:58

BT- Triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) (gọi là Đề án 1956), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chú trọng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới bằng những hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Qua đó, đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định và nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn.

                
   LĐNT Hàm Thuận Bắc học nghề dinh dưỡng và    kỹ thuật nấu ăn.

Trong năm qua, Sở LĐ, TB&XH đã tăng cường công tác tuyên truyền về Đề án 1956 nhằm từng bước nâng cao nhận thức, giúp người dân hiểu được lợi ích của việc học nghề. Đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động vùng sâu, vùng xa từng bước tiếp cận chính sách về đào tạo nghề, nắm được kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh và của các cơ sở GDNN để tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, đa số các cơ sở GDNN đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ, các xã, phường, thị trấn, các hội, đoàn thể để tuyển sinh đào tạo.

Nhờ đó, tính đến thời điểm này đa số các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, tính đến 30/9, toàn tỉnh đào tạo nghề nghiệp cho 9.250 người, đạt 84,09% kế hoạch năm, bằng 121,68% so cùng kỳ năm 2017. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2018, sẽ tuyển mới đào tạo nghề nghiệp cho 1.807 người, nâng tổng số lao động được đào tạo nghề nghiệp lên 11.057 người, đạt 100,52% kế hoạch năm. Trong đó, đào tạo nghề cho LĐNT là 711 người, nâng tổng số LĐNT được đào tạo nghề nghiệp cho 6.061 người, đạt 101,02% kế hoạch năm. Các lớp đào tạo nghề cho LĐNT đáp ứng yêu cầu của thị trường, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt trên 80%.

Theo đánh giá của Sở LĐ, TB&XH, mặc dù các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2017, thế nhưng có một số địa phương và cơ sở GDNN không đạt chỉ tiêu và có đề nghị xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu. Đơn cử là huyện Đức Linh, thị xã La Gi, TP. Phan Thiết và Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận. Mặt khác, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa thực sự sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, một bộ phận người lao động chưa xem nhẹ tầm quan trọng của việc học nghề và giải quyết việc làm. Nguyên nhân là do một số địa phương và cơ sở GDNN triển khai ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề cho LĐNT còn chậm. Một số địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, đoàn thể trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề. Ngoài ra, các cơ sở GDNN tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do nhu cầu người LĐNT, lao động nữ, người khuyết tật đăng ký tham gia học nghề ngày càng giảm. Mức chi thù lao giáo viên dạy nghề thấp nên chưa khuyến khích thu hút giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ tay nghề cao tham gia dạy nghề.

Năm 2019, toàn tỉnh dự kiến sẽ tuyển mới đào tạo nghề nghiệp cho 11.000 người, trong đó đào tạo nghề cho LĐNT là 5.000 người. Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, Sở LĐ, TB&XH thực hiện Đề án 1956 một cách thường xuyên, đồng bộ. Trong đó tiếp tục chú trọng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm mới bằng những hình thức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… Cùng với đó, sở sẽ đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề cho LĐNT để đạt chỉ tiêu tỉnh giao. Đồng thời tham mưu tỉnh điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo nghề cho LĐNT năm 2018 phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền đào tạo nghề, đặc biệt đào tạo nghề cho LĐNT. Trong đó, tập trung vào các chính sách, mô hình điển hình, cá nhân điển hình nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, LĐNT về công tác đào tạo nghề. Tập trung tuyên truyền các mô hình đào tạo nghề hiệu quả, các điển hình LĐNT sau khi học nghề áp dụng hiệu quả vào phát triển sản xuất hoặc tạo việc làm. Xây dựng kế hoạch kiểm tra năm 2019 về tình hình công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại các huyện, thị xã, thành phố; kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức giảng dạy các lớp đào tạo nghề do Sở đã đặt hàng với các cơ sở GDNN...     

    
      Tính đến 30/9, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 9.250 người, đạt 84,09% kế   hoạch năm, bằng 121,68% so cùng kỳ năm 2017. Dự kiến từ nay đến cuối năm   2018, sẽ tuyển mới đào tạo nghề cho 1.807 người, nâng tổng số lao động   được đào tạo nghề lên 11.057 người, đạt 100,52% kế hoạch năm. Trong đó,   đào tạo nghề cho LĐNT là 711 người, nâng tổng số LĐNT được đào tạo nghề   cho 6.061 người, đạt 101,02% kế hoạch năm.

THU HÀ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp