Theo dõi trên

Phan Thiếtchuẩn bị các phương án đối phó thiên tai

07/08/2018, 08:49

BT- Tp. Phan Thiết có đường bờ biển dài 57,4 km, dân số khoảng 225.000 người. Do đặc thù điều kiện tự nhiên tiếp giáp với biển Đông và vùng cửa sông nên người dân sinh sống tại đây thường chịu ảnh hưởng lớn khi gặp bão lớn, kết hợp triều cường, lũ. Đáng nhắc đến là tình trạng sạt lở, triều cường xảy ra lâu năm trên địa bàn phường Thanh Hải và xã Tiến Thành, đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để…

                
   Gia cố nhà cửa sau triều cường ở Tiến    Thành.

Chủ động ứng phó

Theo nhận định tình hình khí tượng thủy văn, mùa mưa, bão 2018 tiếp tục diễn ra phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, thành phố đã có kế hoạch chủ động di dời, sơ tán dân đến nơi trú bão kiên cố, chắc chắn, nhất là đối với người già, trẻ em và phụ nữ. Theo đó, Tp. Phan Thiết đưa ra các phương án ứng phó trước, trong và sau bão. Cụ thể, trước khi có bão đổ bộ vào đất liền, Tiểu ban thông tin tuyên truyền  bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh các phường, xã thông báo thường xuyên liên tục diễn biến tin bão cho nhân dân biết. Cácđồn Biên phòng Mũi Né, Thanh Hải thông qua các tổng đài của hộ ngư dân và các máy bộ đàm đã được trang bị thông báo cho tất cả tàu thuyền trên biển biết và chấp hành các mệnh lệnh chỉ huy thực hiện phòng tránh bão trên biển.

Đối với tàu thuyền có trang bị máy bộ đàm, khi nhận được tin bão gần và ATNĐ phải phát tín hiệu báo cho các tàu thuyền xung quanh biết. Riêng UBND các phường, xã có nghề cá, ven sông phải gọi khẩn cấp tàu thuyền về neo đậu trú bão, ATNĐ theo bến quy định của phường, xã mình và theo phương án kêu gọi và sắp xếp tàu thuyền neo đậu tránh bão của thành phố. Riêng các phường, xã bãi ngang như Hàm Tiến, Mũi Né, Tiến Thành hướng dẫn cho tàu thuyền nhỏ có công suất dưới 20CV hoặc thuyền có kết cấu dạng xuồng có kế hoạch kéo lên bờ tại các khu vực đã xác định. Các xã sản xuất nông nghiệp như Phong Nẫm, Tiến Lợi, Thiện Nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Tiến Lợi chuẩn bị trước việc thoát nước và chống úng cục bộ, bảo vệ sản xuất và mùa màng. Các bến quy định neo đậu cho tàu thuyền ở các khu vực: Tàu thuyền ở các phường, xã ven sông Cà Ty neo đậu theo phương án bố trí của thành phố và theo quy định của địa phương. Cảng cá Phan Thiết phối hợp với Đồn Biên phòng Thanh Hải, Công an thành phố sắp xếp bến đậu cho tàu thuyền neo đậu. Ban quản lý các khu du lịch nắm lại số lượng du khách trên địa bàn quản lý, tăng cường thông báo, kiên quyết không để du khách tắm biển.  

Phương án di chuyển dân

Ở các tình huống đưa ra, nếu có mưa lớn kéo theo lũ, các phường, xã có dân sinh sống ở ven sông cần khẩn cấp triển khai phương án di chuyển dân lên các khu vực an toàn và trú ẩn vào các nhà đúc kiên cố và thực hiện phương án di chuyển dân: Nhân dân sống ven sông Cà Ty thuộc các phường Đức Long, Đức Nghĩa, Lạc Đạo di chuyển lên các khu vực có nhà đúc cao tầng như Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Trường THCS Trưng Vương, đình làng Lạc Đạo, chùa Hưng Long… Khu vực ven sông Cà Ty, Suối Cát thuộc các thôn Tiến Hòa, Tiến Phú, Tiến Thạnh, xã Tiến Lợi di chuyển đến Khu du lịch Suối Cát, Trường tiểu học Tiến Lợi, Trường mẫu giáo Tiến Lợi…Các khu dân cư thuộc các phường, xã: Mũi Né, Hàm Tiến, Tiến Thành, Thiện Nghiệp khi có mưa lớn dài ngày, cần đề phòng lũ quét kéo theo cát tràn, di chuyển người và tài sản có giá trị đến các địa điểm an toàn. Riêng khu vực ven biển phường Đức Long, Phú Hài, Thanh Hải, Mũi Né, Hàm Tiến và xã Tiến Thành cần có phương án di dời dân, tài sản đến nơi an toàn khi có biển xâm thực, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng biển xâm thực. Các phường, xã có dân sinh sống ở bãi ngang, gần biển như Tiến Thành, Đức Long, Đức Thắng, Lạc Đạo, Hưng Long, Thanh Hải, Phú Hài, Hàm Tiến, Mũi Né cần thông báo, di chuyển dân vào sâu trong đất liền đề phòng sóng thần, triều cường dâng và biển xâm thực.

    
      Ngoài phương án phòng chống bão, Tp.   Phan Thiết cũng kèm theo các phương án đối phó với tình hình hạn hán có   thể xảy ra trong thời gian tới. Trong đó, Phòng Kinh tế phối hợp với   UBND các phường, xã có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn nông dân   chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với quy hoạch và việc   sử dụng nước trên địa bàn.

 K.HẰng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phan Thiếtchuẩn bị các phương án đối phó thiên tai