Theo dõi trên

“Siêng nhặt chặt bị”

26/08/2018, 09:19

BTO - Thôn Suối Máu xã Tân Hà huyện Hàm Tân là nơi sinh sống của dân tộcRaig. Những người dân nơi đây dù được nhà nước hỗ trợ đất đai canh tác, luôn nhận được sự quan tâm của nhiều hội từ thiện khắp nơi, nhưng nhìn chung cuộc sống của họ vẫn còn rất nghèo. Vào thôn, ngoài những ngôi nhà của các hộ gia đình, xung quanh là những vạt đất để hoang, cây cỏ mọc um tùm gợi cho ta cảm giác thiếu bàn tay con người chăm sóc mỗi ngày.

Khác với nhiều người phụ nữ nơi đây chỉ ở nhà trông con chờ chồng đi làm về mỗi ngày thì chị Nguyễn Thị Năm lại cùng chồng bươn chải đủ nghề từ làm thuê, cuốc mướn, làm rẫy đến bán hàng. Nhìn cơ ngơi nhà chị, một căn nhà khá to, bề thế nằm ngay con đường chính dẫn vào thôn Suối Máu. Chúng tôi cũng cảm nhận được cuộc sống quá đủ đầy của gia đình một phụ nữ Raigmà nhiều người phải ước ao.

         
   

Ngồi cùng chị hàn huyên, những tháng ngày trước đây như một cuốn phim được tua chậm lại. Chị nói gia đình mình vốn nghèo lắm, nghèo đến độ chị không được đến trường đi học. Ngay từ nhỏ đã theo ba mẹ vào rẫy và ở lại luôn trong ấy hàng tháng mới về nhà. Mỗi sáng thức dậy, chị phải cùng ba mẹ làm rẫy. Khi thì tỉa bắp, lúc cào cỏ, khi bỏ mì, bỏ phân…dù cả gia đình làm cật lực từ sáng đến tối nhưng vẫn thiếu đói quanh năm. Thế rồi, ngày không làm rẫy, lại theo mẹ vào rừng đào củ mài, chặt kè vót đũa để ra chợ đổi lấy gạo ăn. Chị nói “mình cũng khát khao được đi học nhưng lại không có điều kiện. Thấy bạn bè đến trường mà thèm. Năm 19 tuổi mới từ rẫy về làng để đi học lớp 1 vì không biết chữ là khổ lắm. May được sơ Tuyết chỉ dạy tận tình nên cũng biết đọcchữ”.

Năm 23 tuổi lấy chồng vẫn nghèo khổ vì hai bên nội ngoại cũng chẳng khấm khá gì. Thế rồi, “hằng ngày hai vợ chồng đi làm, bòn mót từng tí, ăn một ít còn để dành một ít, gom góp ra ở riêng và làm căn nhà nho nhỏ”.Ngày nào cũng thế, từ tờ mờ sáng đến tối mịt hai vợ chồng cứ hết làm rẫy lại đi làm thuê góp nhặt để dành từng chút một. Rồi lần lượt những đứa con ra đời. Chị cười bảo mình không biết cách đặt vòng nên cứ đẻ sồn sồn mỗi năm một đứa và 5 đứa trẻ cứ lít nhít theo nhau.

Con nhỏ không đi làm được như trước, chỉ chăm đàn con cũng đủ đuối. Thế nhưng để mình chồng làm sẽ không đủ gánh vác cả gia đình với 6 miệng ăn. Gia đình chị đã mở hàng tạp hóa bán cho bà con quanh vùng. Dù bán được “nhưng họ nợ nhiều quá nên cũng chẳng thấy tiền đâu”. Hằng ngày vừa chăm con vừa bán hàng, chồng vẫn sớm tối vào rẫy “mới đủ tiền mà nuôi đàn con” chị cười nói thế.

Nhờ hai vợ chồng siêng năng, cần mẫn nên kinh tế mỗi ngày một vững và “phải cho mấy đứa nhỏ đi học vì mẹ không biết chữ nên khổ lắm rồi”.

Cậu con trai lớn của gia đình đã nhập ngũ năm qua. 4 đứa con vẫn hàng ngày tới trường. Ngoài thời gian làm rẫy, lúc rảnh chồng lại phụ chị bán hàng, tiếp khách. Do luôn niềm nở, tận tình nên căn nhà đầu thôn của hai vợ chồng chị Năm luôn là địa điểm tìm đến của những thanh niên trai tráng trong làngmỗi khi nhàn rỗi.

Cô Lệ Minh, giáo viên đã có thâm niên lâu năm dạy ở thôn Suối Máu cho biết “Nếu không giới thiệu, ai cũng nghĩ chị Năm là người Kinh mình đấy vì rất khôn khéo, nhanh nhẹn và siêng năng”.

Cha ông ta đã nói “siêng nhặt chặt bị” cũng là như thế.

Phan Tuyết



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Siêng nhặt chặt bị”