Theo dõi trên

Tết xưa, tết nay

20/01/2017, 10:59

BT- Trong 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, cả nước có 317 người chết, 509 người bị thương vì tai nạn giao thông (TNGT).

Còn trong 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân 2016, cả nước xảy ra hơn 400 vụ TNGT, làm chết 300 người, bị thương 380 người, trung bình mỗi ngày tết có 27 người thiệt mạng, trên 30 người bị thương vì TNGT.

Cũng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, cả nước có hơn 6.200 người phải nhập viện vì đánh nhau, ít nhất 15 người tử vong.

Còn trong 9 ngày Tết Bính Thân 2016, cả nước có hơn 5.000 người phải nhập viện vì đánh nhau, trong đó 13 người tử vong.

Đây mới là con số các bệnh viện báo cáo lên Bộ Y tế, trên thực tế số vụ ẩu đả, thương tích trong 9 ngày tết còn cao hơn nhiều.

Nếu xét về mức độ thương vong, Tết Việt tương đương một “trận đánh lớn và vô cùng ác liệt”!

Nguyên nhân chính dẫn đến TNGT tăng vọt và xô xát, ẩu đả nhau trong mấy ngày tết là do va chạm giao thông khi đi chơi tết và rượu bia quá đà.

Điều trăn trở, xót xa là người ta sẵn sàng chửi nhau, đánh lộn, chém giết nhau chỉ vì các lý do hết sức nhỏ nhặt: mời rượu không uống – lời qua tiếng lại – đánh nhau; va quẹt giao thông – thay vì một lời xin lỗi, lại lao vào tẩn nhau sứt đầu, mẻ trán… Xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột ngay trong ngày tết cổ truyền, cho thấy đạo đức xã hội đã xuống cấp rất nghiêm trọng.

Tết xưa: Ai cũng nghèo, tết đạm bạc không rượu thịt, không ô tô, xe máy, mà sao vẫn đậm đà, ấm áp tình người, tình đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, tình làng nghĩa xóm tắt lửa tối đèn có nhau.

Tết nay: Vật chất đủ đầy sao tình người, tình xuân không được như xưa? Tết cứ nhạt dần, nhạt dần, chẳng khác kỳ nghỉ dài trong năm là mấy. Những hình ảnh đẹp đẽ về cái tết cổ truyền đang nhạt phai dần trong ký ức của người Việt. Thay vào đó là những lo âu về hệ lụy ngày tết: trộm cắp, cướp giật, cờ bạc, nhậu nhẹt, đánh lộn, TNGT… Người ta còn mượn phong tục tết để biếu xén hối lộ nhau, đến nỗi Nhà nước phải cấm.

Có thấy buồn không khi trên mạng xã hội người ta đang tranh cãi: nên bỏ hay giữ tết cổ truyền? Có nên gộp Tết Âm lịch với Tết Dương lịch để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, hòa nhập với thế giới? Nhắc chuyện tết trước, tết xưa, để mà cầu mong một cái tết bình yên, một năm mới an lành cho mọi người, mọi nhà, cho quê hương, đất nước.

Đặng Dũng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tết xưa, tết nay