Xây dựng con người Bình Thuận ph
Xây dựng con người
Bình Thuận
phát triển toàn diện
Bài 1: Xây dựng văn hóa nhìn từ khu dân cư
Bài 2:
“Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”
BT- Bác Hồ dạy: “Cái
gốc của văn hóa mới là dân tộc. Gốc có vững, cây mới bền. Giữ được cái gốc dân
tộc của văn hóa, đó cũng là cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia và cũng là thành trì chắc chắn để bảo vệ nền văn hóa dân
tộc trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay”.
 |
Lễ hội Dinh Thầy Thím. Ảnh: N.Lân |
Đổi mới phương thức
lãnh đạo về văn hóa
Xác định xây dựng văn hóa
trong chính trị và kinh tế là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh. Nội dung đó được Tỉnh ủy gắn liền với triển khai thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII về công tác xây dựng Đảng và
thực hiện Chỉ thị số 03, nay là Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cấp ủy Đảng, cơ quan, ban ngành, địa
phương đã cụ thể hóa thông qua nội quy, quy chế chuẩn mực về đạo đức, tác phong,
lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, giảm các thủ tục hành chính
rườm rà, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Củng cố và phát triển hệ thống
thiết chế văn hóa cơ sở, tạo điều kiện để người dân nông thôn nâng cao mức hưởng
thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa. Nâng cao chất lượng phong trào xây
dựng gia đình, thôn, khu phố văn hóa, các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Hiện 10/10 huyện, thị, thành
phố đã thành lập trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện. 602/706 nhà văn hóa
thôn, khu phố được trang bị hệ thống âm thanh, nhạc cụ phổ thông đảm bảo sinh
hoạt. Hoạt động lễ hội văn hóa tiêu biểu của tỉnh thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu và du khách đến với Bình Thuận, góp phần thúc đẩy du lịch văn
hóa.
Riêng TP. Phan Thiết vừa ban
hành kế hoạch thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” giai đoạn
2019 – 2020. Qua đó phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và
năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh…
Lâu nay, người Việt luôn có
tâm thế, ý thức bảo vệ những giá trị truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa của
cộng đồng dân tộc mình, nhất là trang phục, sinh hoạt, nếp sống, nghi lễ gắn
liền với nghề nông và cộng đồng làng xã. Đáng mừng là 34 dân tộc thiểu số trong
cộng đồng các dân tộc đang sinh sống tập trung ở 17 xã thuần và 43 thôn xen ghép
trên địa bàn tỉnh, vẫn còn giữ lại những nét văn hóa đặc trưng. Như tại huyện
Bắc Bình – địa phương có đông đồng bào Chăm, Raglai, Tày, Nùng sinh sống, vẫn
duy trì Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm 30 năm nay và thường xuyên tổ chức biểu
diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của huyện, tỉnh và tham gia hội diễn ở các
tỉnh bạn. Tổ chức tết dân tộc gắn với ngày hội văn hóa – thể thao 4 xã miền núi,
hội thi văn hóa dân gian, phục dựng văn hóa phi vật thể hát Lễ cúng của người
Chăm, hát hơ-ri của người Raglai, hát then của người Tày… Trang phục truyền
thống của người Chăm vẫn được các vị tu sĩ, chức sắc, trí thức và người lớn tuổi
sử dụng hàng ngày.
Không xem nhẹ việc
giáo dục văn hóa
Trong bối cảnh bùng nổ công
nghệ thông tin hiện nay, việc đưa những thông tin tích cực, giúp người dân “miễn
dịch” với những thông tin xấu, độc hại trên internet là việc làm hết sức quan
trọng. Phó Bí thư Tỉnh đoàn Trần Sinh Toàn nhìn nhận: Cuồng thần tượng đang trở
thành trào lưu trong một bộ phận giới trẻ, điều đáng lo ngại là thần tượng ngày
càng lệch chuẩn theo chiều hướng tiêu cực. Chưa kể thực trạng thanh niên tham
gia vào các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Đòi hỏi những người làm công tác
Đoàn, công tác văn hóa phải chủ động nắm bắt tâm tư, đời sống của giới trẻ hiện
nay để có giải pháp định hướng về lối sống. Mà văn hóa học đường là môi trường
quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ sống có hoài bão, lý
tưởng. Tỉnh cũng nên có giải pháp quan tâm đầu tư, xây dựng nhiều hơn các thiết
chế văn hóa cho thanh, thiếu nhi tại các địa phương, tạo môi trường lành mạnh để
thanh niên sinh hoạt, giao lưu.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Ngô Minh Chính cũng cho rằng: Không vì mục tiêu kinh tế mà xem
nhẹ việc giáo dục văn hóa. Vì thế cần phát huy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” theo hướng đánh giá, bình xét đúng thực chất. Tập trung
xây dựng gương người tốt, việc tốt gắn với xây dựng nông thôn mới. Quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa, nghệ thuật theo hướng
“vừa hồng, vừa chuyên”.
Với tinh thần gạn đục, khơi
trong, tiếp thu những luồng văn hóa tiến bộ, đồng thời gìn giữ, bảo tồn văn hóa
bản sắc truyền thống dân tộc, có sự định hướng chấn chỉnh những nhận thức lệch
lạc của giới trẻ trong đời sống văn hóa và tinh thần. Ngăn chặn sự xâm nhập của
văn hóa ngoại lai, văn hóa độc hại đi ngược lại truyền thống văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Phó Bí Thư Thường trực
Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Cảnh đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
phải quan tâm đến xây dựng và phát huy vai trò của gia đình. Bởi gia đình là môi
trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người, tiếp mới đến xã hội.
Trước mọi sóng gió cuộc đời, gia đình luôn là “bến đỗ” an bình nhất, là “tổ ấm”
hạnh phúc nhất. Đồng thời phát huy vai trò nêu gương của thầy, cô giáo và tăng
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tập trung công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tạo sức lan tỏa ra ngoài xã
hội. Xây dựng văn hóa trong kinh tế, nhất là văn hóa ứng xử, đạo đức kinh doanh.
Thế hệ trẻ
phải có ý thức bảo vệ nền văn hóa dân tộc
“Lối sống thanh niên
không tự nhiên mà có, nó chỉ được hình thành, phát triển và hoàn thiện
thông qua quá trình giáo dục, tự rèn luyện. Bác Hồ đã dạy “Nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”, vì thế
thế hệ trẻ phải có ý thức giữ gìn những nét văn hóa độc đáo mà cha ông
ta đã chắt chiu, vun đắp; khơi dậy niềm tự hào, ý thức kế thừa văn hóa
trên tinh thần sáng tạo”, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Trần Sinh Toàn khẳng
định. |
Thùy Linh