Theo dõi trên

Ông Nghĩa có quyền khởi kiện ra tòa

27/02/2017, 16:20

BT- Ông Trần Hiếu Nghĩa, ngụ tại thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, huyện Bắc Bình phản ánh: Tháng 9/2016 ông đến tiệm cầm đồ Bốn (ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân) mua xe honda để làm phương tiện đi lại. Ông Nghĩa đã mua một chiếc xe của hãng Yamaha mang biển kiểm soát 86B4 - 05608 với giá 30 triệu đồng. Hai bên đã làm giấy mua bán xe viết tay. Trong giấy bán, ông Phù Phúc Quyền, chủ tiệm cầm đồ Bốn cam kết khi có ai tranh chấp thì ông chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Ngày 30/10/2016, em trai ông Nghĩa là Trần Tiến Phong đã điều khiển chiếc xe nói trên chở theo Nguyễn Văn Hải (ngụ xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) đi TP. Phan Thiết chơi. Tại đây, Phong bị một số người bạn của Hải lừa lấy xe đưa đi chỗ khác. Tìm xe không được, ngày 5/11/2016, ông Trần Tiến Phong đã làm đơn tố cáo gửi công an nhờ can thiệp. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP. Phan Thiết đã bắt được các đối tượng lấy xe và thu hồi chiếc xe. Sau thu hồi chiếc xe và giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Bình Thuận kết luận chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy số: 003597 là giả. Sau đó, Công an TP. Phan Thiết đã mời ông Nghĩa vào thông báo chiếc xe ông mua tại tiệm cầm đồ Bốn có giấy tờ giả. Vì là xe gian nên Cơ quan công an TP. Phan Thiết đã thu hồi chiếc xe chờ xử lý. Về việc hoàn lại số tiền ông Trần Hiếu Nghĩa đã mua chiếc xe trên, Công an TP. Phan Thiết đề nghị hai bên tự thỏa thuận. Sau khi vụ việc xảy ra, ông Trần Hiếu Nghĩa đã nhiều lần liên hệ với tiệm cầm đồ Bốn yêu cầu trả lại số tiền 30 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Phù Phúc Quyền, chủ tiệm cầm đồ Bốn không chịu trả lại tiền?

Trong vụ việc này, Cơ quan công an TP. Phan Thiết đã làm đúng quy định của pháp luật. Cơ quan công an có trách nhiệm điều tra về các đối tượng đã làm giả giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe máy. Riêng việc mua bán giữa ông Trần Hiếu Nghĩa và tiệm cầm đồ Bốn là giao dịch dân sự. Với trường hợp ông Phù Phúc Quyền, chủ tiệm cầm đồ Bốn không chịu trả lại tiền thì ông Trần Hiếu Nghĩa có quyền nộp đơn lên Tòa án nhân dân huyện Bắc Bình yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu.

Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự thì các giao dịch liên quan đến tài sản phạm pháp đều không có hiệu lực (vô hiệu) bởi những giao dịch này không được thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý hợp pháp của tài sản. Tài sản vi phạm phải được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Để giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu, Điều 137 Bộ luật Dân sự quy định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Kèm theo đơn khởi kiện, ông cần nộp cho tòa án hợp đồng mua bán xe, văn bản của cơ quan công an về việc thu giữ xe và các tài liệu khác có liên quan để tòa án xem xét, giải quyết.

Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Phòng Bạn Đọc



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nghĩa có quyền khởi kiện ra tòa