Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Đời sống - Ngày đăng : 09:15, 02/05/2023
Trong bối cảnh các giao dịch TMĐT ngày càng gia tăng, xu hướng giao dịch TMĐT ngày càng trở nên phổ biến nên việc bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT cần phải được quan tâm. Bởi lẽ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT đang là một vấn đề cấp thiết của toàn xã hội trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như nước ta hiện nay. Các vụ việc xâm hại quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT đang xảy ra ngày càng nhiều và gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng. Vì thế, vấn đề người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT cần được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả hơn. Một trong các nhiệm vụ để bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT trong những tháng còn lại của năm 2023 đó là, thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường, nhất là các ngày lễ, tết… Tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá và hoạt động TMĐT. Đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn, tại các chợ, khu du lịch nổi tiếng. Đồng thời nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, mặt hàng, các hoạt động nổi lên. Từ đó, nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới và chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, xử lý triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Bên cạnh đó quản lý chặt chẽ khu vực biên giới biển, chủ động mở các đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đối với các đối tượng buôn lậu, tàu thuyền xuất nhập tại các cửa sông, bãi ngang, các khu vực trọng điểm, các phương tiện vận tải ra vào, neo đậu trên biển. Ngăn chặn không để xảy ra tình trạng xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới biển…
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực thi pháp luật về thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT. Nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan. Đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT. Tăng cường hoạt động phối hợp, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động TMĐT. Tăng cường trao đổi, tiếp nhận thông tin để thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động TMĐT…