Ngành kỹ thuật cơ khí - cơ hội việc làm ra sao?
Giáo dục - Thanh niên - Ngày đăng : 07:53, 24/05/2023
Kỹ thuật cơ khí là gì?
Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực rộng lớn, ứng dụng các nguyên lý cơ bản về toán học, vật lý, nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng, năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, tạo ra các loại máy móc, thiết bị, các vật dụng hữu ích. Sản phẩm của kỹ thuật cơ khí được ứng dụng trong mọi lĩnh vực như ô tô, tàu thủy, máy bay, robot, các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh, đồ dùng gia đình. Kỹ thuật cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí…
Trao đổi về ngành học này, phía Trường Đại học Phan Thiết cho biết: “Ngành kỹ thuật cơ khí trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến sản phẩm cơ khí. Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất như: Vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu; Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật lập trình vi điều khiển, lập tình PLC và công nghệ Robot; Công nghệ gia công cơ khí, Công nghệ CAD/CAM/CNC; Sử dụng thành thạo các phần mềm vẽ 2D, 3D như AutoCAD, Inventor, Solidworks phục vụ trong công tác thiết kế và gia công trên máy CNC; Lập trình và gia công chi tiết tiện, phay trên máy CNC; Phân tích được sơ đồ động và giải thích nguyên lý làm việc của các loại máy cắt kim loại thông dụng…
Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật cơ khí?
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí có thể làm các công việc như: Tổ chức điều hành, quản lý và trực tiếp đảm nhận công tác đăng kiểm kiểm định xe tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô, trung tâm đăng kiểm và kiểm định xe cơ giới. Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, bộ phận giám định kỹ thuật cơ khí và máy động lực, phòng kỹ thuật, phòng xúc tiến đầu tư của các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực, cơ khí chế tạo. Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô. Chuyên viên kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực và cơ khí chế tạo máy. Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị động lực trong doanh nghiệp; Trưởng garage, trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất máy móc thiết bị; Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện kỹ năng nghề cơ khí, công nghệ động lực cho các trường học, doanh nghiệp…
Các phương thức xét tuyển ngành kỹ thuật cơ khí tại Trường Đại học Phan Thiết
1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:
Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen
3) Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Xét tổ hợp môn:
Toán, Vật lý, Hóa học A00
Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
Toán, Vật lý, Sinh học A02
Toán, Vật lý, Ngữ văn C01