Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam
Xã hội - Ngày đăng : 05:30, 20/06/2023
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu xác định nội dung của kế hoạch gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước và địa phương, đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch. Xác định vai trò và mối quan hệ giữa bản sắc địa phương với kiến trúc nông thôn sẽ góp phần xây dựng kiến trúc nông thôn mới có bản sắc, duy trì và truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển nông thôn nói chung và trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói riêng. Xây dựng quy hoạch kiến trúc nông thôn trên địa bàn tỉnh với định hướng phát triển tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống gắn với Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quá trình triển khai thực hiện phải đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác quy hoạch xây dựng, kiến trúc. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các sở, ngành và các đơn vị liên quan; thường xuyên, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Chỉ thị số 04/CT-TTg.
Để kế hoạch được triển khai có hiệu quả, UBND tỉnh đề ra các giải pháp. Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về quy hoạch nông thôn (quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn). Các chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng, để người dân hiểu rõ hơn về nội dung quy hoạch nông thôn và chủ động tham gia vào công tác quy hoạch cũng như đầu tư phát triển theo quy hoạch. Phát triển các điểm dân cư tập trung có quy mô, có điều kiện sống như người dân đô thị. Khu vực ven đô cần được xác định rõ và có các giải pháp quy hoạch hài hòa với không gian đô thị, giữ được bản sắc, khai thác tốt tiềm năng trong giai đoạn trước mắt, tránh lãng phí trong đầu tư trong xây dựng...