Ba Lan muốn vũ khí hạt nhân của Mỹ

Quốc tế - Ngày đăng : 05:44, 02/07/2023

Hôm 30/6, Thủ tướng Mateus Morawiecki nói Ba Lan muốn Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.

Thủ tướng Ba Lan Mateus Morawiecki cho biết Warsaw đang đề xuất NATO cho nước này tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân của khối. Chương trình này cho phép triển khai bom hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ các quốc gia khác.

medvedev.jpg
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Trong một bình luận trên mạng Telegram theo đề nghị của hãng thông tấn TASS ngày 1/7, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể sẽ bùng phát nếu Mỹ đáp ứng đề nghị của Ba Lan về việc đặt vũ khí hạt nhân tại quốc gia Đông Âu này.

Đây là phản ứng đầu tiên của một quan chức Nga trước việc Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã kêu gọi NATO đưa Warsaw vào Chương trình Chia sẻ Hạt nhân của khối quân sự này.

Cựu Tổng thống Nga cho rằng với những người nắm quyền như Thủ tướng Morawiecki ở Warsaw thì sự hiện diện của vũ khí hạt nhân ở nước này đồng nghĩa là chúng "sẽ được sử dụng".

Phát biểu với báo giới tại Brussels hôm 31/7, Thủ tướng Morawiecki nói: "Do Nga có ý định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, chúng tôi hy vọng NATO cho phép chúng tôi tham gia Chương trình Chia sẻ Hạt nhân".

Ra mắt vào năm 2009, Chương trình Chia sẻ Hạt nhân của NATO đã chứng kiến bom hạt nhân B-61 của Mỹ được triển khai tới nhiều địa điểm khác nhau trên khắp châu Âu.

Moskva và Minsk lần đầu tiên tiết lộ họ đang đàm phán về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus vào tháng 3, với thỏa thuận được hoàn tất vào tháng 5.

Vào giữa tháng 6, Tổng thống Putin nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko rằng việc chuẩn bị sẽ hoàn tất vào đầu tháng 7 với một số đầu đạn hạt nhân đã sẵn sàng. Giải thích về quyết định của mình, Moskva lập luận rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ không khác gì những gì Mỹ đã làm trong nhiều thập kỷ bằng cách giữ các bộ phận kho vũ khí hạt nhân của họ ở các quốc gia phi hạt nhân, như Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ hoặc Italy.

H Lan (tổng hợp)