Nét đẹp lao động của những phụ nữ làm gốm Chăm

Dân tộc - Phát triển - Ngày đăng : 05:42, 21/08/2023

Nghề làm gốm truyền thống có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Chăm. Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm. Tại Bình Thuận hiện nay chỉ có người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình còn làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống của cha ông.

Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Dưới bàn tay tài hoa của các bà, các mẹ, các chị, những sản phẩm gốm mang vẻ đẹp rất riêng, đậm chất văn hóa, tín ngưỡng dân tộc Chăm nhưng cũng hết sức mộc mạc, giản dị như bản chất ngay thẳng, thật thà, chất phác của người dân nơi đây.

Tuy theo đuổi và phát triển nghề truyền thống trong thời đại ngày nay, là một thử thách. Bởi phần lớn sản phẩm truyền thống đều phục vụ nhu cầu của lượng khách hàng nhất định hoặc mục đích tham quan, tìm hiểu du lịch. Nhưng những người con đồng bào dân tộc thiểu số được sinh ra, lớn lên ngay tại làng nghề ở xã Phan Hiệp thì vẫn luôn tâm niệm việc giữ gìn “lửa nghề” với họ vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào.

_lan3813.jpg
Công đoạn làm đất để tạo hình gốm.
_lan3875.jpg
Nhàu đất sét với cát 
_lan4188.jpg
Tạo hình sản phẩm gốm.
_lan4376.jpg
Tạo hình sản phẩm gốm truyền thống .
c0191t01.jpg
Tạo hình sản phẩm gốm mỹ nghệ .
_lan4351.jpg
Sản phẩm gốm sau khi tạo hình được đem phơi khô trước khi nung.
_lan4508.jpg
Gốm được chất thành hình như "Kim tự tháp" cứ một lớp gốm thì một lớp củi để nung.
_lan4556.jpg
Gốm được xếp chồng lên nhau xen kẽ với củi khô.
_lan4565.jpg
Nung gốm.

Thùy Linh - Ngọc Lân