Giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật quý về biển, đảo của Bình Thuận
Văn hóa - Thể thao - Ngày đăng : 04:09, 30/08/2023
Chủ đề “Kinh tế biển, đảo ở Bình Thuận” lại cho du khách thấy những tiềm năng của một vùng đất có bờ biển dài 192km, ngư trường rộng 52.000km2 và 3 hòn đảo lớn, nhỏ gồm đảo Phú Quý, đảo Cù Lao Câu (Tuy Phong), đảo Hòn Bà (La Gi), cùng nghề đánh bắt cá, làm nước mắm, làm muối phát triển từ lâu. Nhất là ở các địa phương Phan Thiết, Tuy Phong, La Gi và Phú Quý hình thành nên truyền thống và nét văn hóa nghề cá đặc sắc... Đây là những tiềm năng, lợi thế rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển, nhất là du lịch, năng lượng tái tạo, phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chủ đề “Kinh tế biển, đảo ở Bình Thuận” lại cho du khách thấy những tiềm năng của một vùng đất có bờ biển dài 192km, ngư trường rộng 52.000km2 và 3 hòn đảo lớn, nhỏ gồm đảo Phú Quý, đảo Cù Lao Câu (Tuy Phong), đảo Hòn Bà (La Gi), cùng nghề đánh bắt cá, làm nước mắm, làm muối phát triển từ lâu. Nhất là ở các địa phương Phan Thiết, Tuy Phong, La Gi và Phú Quý hình thành nên truyền thống và nét văn hóa nghề cá đặc sắc... Đây là những tiềm năng, lợi thế rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển, nhất là du lịch, năng lượng tái tạo, phát triển nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chủ đề “Các sắc, bằng lịch sử liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam” do tộc họ Lê ở Bình Thạnh, Tuy Phong hiến tặng cho Nhà nước, là 2 sắc phong và 2 bằng văn bản Hán Nôm gốc, có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học quan trọng, khẳng định Triều đình nhà Nguyễn đã thiết lập các đội thủy binh để thực hiện nhiệm vụ bố phòng, bảo vệ vùng biển đảo Việt Nam. Nội dung các sắc phong, bằng Triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm ông Lê Văn Châm và ông Lê Non giữ trọng trách lãnh đạo, chỉ huy quân sĩ thuộc các đội thủy quân bảo vệ, tuần phòng vùng biển từ Bình Thuận đến Khánh Hòa.
Trong gần 20 năm qua, trên vùng biển Cà Mau và Bình Thuận, ngư dân Bình Thuận đã tình cờ phát hiện nhiều chiếc tàu cổ bị đắm, trong đó chứa hàng ngàn cổ vật là đồ gốm sứ xuất phát từ Thái Lan, Trung Quốc có giá trị về kinh tế, văn hóa và những giá trị khác về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trang trí trên đồ gốm, kỹ thuật đi biển xa và nghề đóng tàu thuyền từ những thế kỷ trước đây. Những hiện vật, hình ảnh trưng bày trực tiếp trong chủ đề “Cổ vật tàu đắm trên vùng biển Bình Thuận” tại triển lãm như gốm men nâu, bộ sưu tập gốm sứ men nâu Thái Lan, hũ sành men da lươn của Thái Lan, cổ vật tàu đắm… cho chúng ta hình dung ra được con đường buôn bán tấp nập trên vùng biển Bình Thuận của nhiều thế kỷ trước.
Từ những hình ảnh, hiện vật được Bảo tàng tỉnh Bình Thuận giới thiệu trong triển lãm lần này một lần nữa tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử, tài nguyên và môi trường biển đảo, góp phần phát triển bền vững đất nước.