Nga dọa trả đũa nếu G7 tịch thu 300 tỷ USD tài sản

Quốc tế - Ngày đăng : 09:16, 31/12/2023

Phương Tây lên phương án tịch thu tài sản của ngân hàng Trung ương Nga đang bị Mỹ và phương Tây đóng băng vào tháng 2.
untitled-1.jpg
Nga cho rằng, bất kỳ động thái nào của phương Tây nhằm tịch thu tiền của Nga đều sẽ bị coi là "trộm cắp

Nga vừa tuyên bố sẽ trả đũa nếu phương Tây tịch thu tài sản trị giá 300 tỷ USD của Nga đang bị đóng băng ở phương Tây, vì cuộc chiến ở Ukraine. Động thái này của Nga diễn ra ngay sau khi Nhóm các nước G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ dự kiến trong tháng 2 sẽ thảo luận phương án này khi Ukraine kêu gọi tịch thu hơn 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng Trung ương Nga đang bị Mỹ và phương Tây đóng băng, và giao cho nước này để tái thiết đất nước khi chiến tranh kết thúc.

Phía Nga đã lên danh sách các tài sản của Mỹ, châu Âu và các nước khác để tịch thu nếu G7 quyết định tịch thu 300 tỷ USD tài sản đóng băng của mình. “Bất kỳ động thái nào nhằm tịch thu tiền của Nga đều sẽ bị coi là "trộm cắp"”, Phát ngôn viên Điện Kremlin Nga Dmitry Peskov cho biết. Đồng thời, ông nêu thêm: "Đây sẽ là một đòn giáng đáng kể vào các thông số tài chính quốc tế, làm suy yếu nền kinh tế quốc tế. Hành động đó sẽ làm suy yếu niềm tin của các quốc gia khác vào Mỹ cũng như EU, với tư cách là những người bảo lãnh kinh tế. Ông cũng nhấn mạnh những hành động như vậy sẽ "gây ra những hậu quả rất, rất nghiêm trọng".

Khoảng 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng theo lệnh trừng phạt của phương Tây, có nghĩa là Nga không thể sử dụng số tiền này vào mục đích chiến tranh.

anh-3.jpg

Trước đó vào năm ngoái, EU cho biết, họ đã đóng băng thêm 19 tỷ euro (21 triệu USD) thuộc về các nhà tài phiệt Nga như một phần của biện pháp trừng phạt nhằm tăng áp lực lên giới giàu có Nga.

Mặc dù một số chính phủ phương Tây đã bày tỏ sự quan tâm đến việc chuyển tiền của Nga sang Ukraine, nhưng các vấn đề pháp lý và thực tế, có nghĩa là ít có khả năng thực hiện được. Trong bối cảnh lo ngại việc tịch thu sẽ gây tổn hại đến danh tiếng của EU, các quan chức đưa ra kế hoạch sẽ chỉ giải quyết tiền lãi thu được từ các tài sản của Nga bị đóng băng ấy chứ không phải toàn bộ tài sản đó.

Bỉ, nơi Trung tâm thanh toán bù trừ Euroclear có trụ sở đặt tại đây, nắm giữ nhiều tài sản của Nga cho biết, họ có kế hoạch giao phần thuế thu được từ số tài sản bị đóng băng của Nga trị giá 1,7 tỉ euro cho Ukraine vào năm 2024, trong đó gồm cả chi phí cho các thiết bị quân sự, hỗ trợ nhân đạo và các nỗ lực tái thiết.

Tuy nhiên, kế hoạch bị rò rỉ, nó sẽ được đưa ra tại cuộc họp G7 vào tháng 2. Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc, Ủy ban châu Âu công báo, chi phí cho công cuộc tái thiết nền kinh tế Ukraine sau xung đột dự kiến có thể lên đến 411 tỷ USD. UKraine đang thúc giục Mỹ và EU tịch thu tài sản của Nga cũng như tài sản của những cá nhân giàu có của Nga. Tài sản này cũng có thể được sử dụng như một con bài thương lượng để buộc Nga phải bồi thường cho cuộc chiến ở Ukraine.

Nhưng không dễ, quyền phủ quyết của Nga đối với Hội đồng Bảo an LHQ có nghĩa là về cơ bản không có cơ hội để hội đồng này cho phép bồi thường, như đã xảy ra sau cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait năm 1990.

Ninh Chinh (theo The Nationalnew)