Phát triển kinh tế tập thể: Xu thế tất yếu trong kinh tế thị trường
Kinh tế tập thể - Ngày đăng : 07:13, 24/08/2024
Trong quá trình đó, việc phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”… Do đó khi đưa công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần vào kinh tế tập thể sẽ tạo bước tiến mới về tư duy kinh tế.
Bởi lẽ, các công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần khác hẳn với doanh nghiệp tư nhân và công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên xét trên năm tiêu chí. Tuy quyền nắm giữ tài sản của công ty dạng này thuộc tư nhân, nhưng quyền sử dụng và định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) lại thuộc tập thể. Nó được điều hành theo cơ chế quản lý tập thể (đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên), cơ chế phân phối tập thể (các quỹ). Bên cạnh đó, các công ty cổ phần đã niêm yết, đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, các công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu theo Luật Chứng khoán là các công ty đại chúng. Khối tài sản thuộc công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần khi được đưa vào sản xuất, kinh doanh thì mang tính tập thể rất rõ. Riêng “chiếm hữu tài sản” cũng đã là của nhiều người, tính “sở hữu” cũng giống như hợp tác xã. Chúng ta đã thừa nhập hợp tác xã thuộc kinh tế tập thể thì cũng nên xếp sở hữu tư nhân của hai loại hình tổ chức doanh nghiệp nêu trên thuộc kinh tế tập thể…Bởi chính mô hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, là những cơ sở kinh tế do các thành viên tự nguyện góp vốn, tài sản, tư liệu sản xuất và góp sức; cùng sản xuất, kinh doanh; cùng quản lý theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng; phân phối theo vốn góp, lao động hoặc theo mức độ tham gia dịch vụ; thành viên kinh tế tập thể khi tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên thì được tổ chức kinh tế tập thể trả lại phần vốn, tài sản, tư liệu sản xuất đã đóng góp.
Hiện nay kinh tế tập thể tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ biến hơn cả là tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,...; trong đó, hợp tác xã được coi là loại hình nòng cốt của kinh tế tập thể. Đây là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, trên khắp thế giới. Nó mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Cùng với việc lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu chính, kinh tế tập thể còn coi trọng lợi ích xã hội của thành viên; coi trọng sự hợp tác mang tính liên kết, bổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên; góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Đồng thời phát triển kinh tế tập thể sẽ có sự bổ sung quan trọng cho kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kinh tế tập thể chính là công cụ để khắc phục các thất bại của thị trường, bởi bản chất của kinh tế tập thể là hợp tác để cùng cạnh tranh. Mô hình Hợp tác xã là mô hình để giúp các cá nhân nhỏ lẻ, yếu thế hợp tác lại với nhau cùng tạo sức mạnh cạnh tranh trong kinh tế thị trường và cùng nhau phát triển…
Vấn đề này có thể nhìn nhận trên phạm vi toàn cầu, khi các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Hà Lan, có tới hơn 2.500 hợp tác xã và đóng góp đến 18% GDP. Tại Mỹ, có gần 30 nghìn hợp tác xã đang hoạt động trên tất cả các lĩnh vực và tạo ra hơn 2 triệu việc làm mỗi năm. Trong 300 HTX lớn nhất thế giới có doanh thu 1 năm trên 2.000 tỷ USD thì có đến 250/300 là những hợp tác xã thuộc các nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật… Đây là bằng chứng rất mạnh mẽ cho thấy kinh tế tập thể không hề mâu thuẫn với kinh tế thị trường, mà ngược lại còn bổ sung rất tốt cho kinh tế thị trường và hoạt động rất tốt trong môi trường kinh tế thị trường. Những minh chứng sống động trên cho thấy muốn phát triển kinh tế tập thể, Việt Nam cần phải quên đi ký ức về thất bại của kinh tế tập thể trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Phải làm rõ cách thức tổ chức và hoạt động của kinh tế tập thể khác với cách thức tổ chức các doanh nghiệp, do đó, điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế tập thể là phổ biến nhận thức về kinh tế tập thể và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò của hợp tác xã trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người dân; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu.