Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Đền Hùng

Văn hóa - Thể thao - Ngày đăng : 15:25, 31/03/2016

 BTO- Thực hiện kế hoạch tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Trong những ngày qua, Nhà hát ca múa nhạc Biển xanh đã nỗ lực tập luyện để mang đến lễ hội chương trình nghệ thuật đặc sắc vừa thể hiện tấm lòng tri ân đối với các vị vua Hùng, vừa mang đậm bản sắc văn hóa nghệ thuật Bình Thuận.

 Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh đã có sự đầu tư cho chương trình vừa mang đậm tính nghệ thuật cao, vừa đậm đà bản sắc văn hóa Việt. Từ đơn ca, tốp ca, hát múa đều được các ca sĩ tập luyện gần cả tháng nay. Ai cũng nỗ lực, ai cũng háo hức khi được tham gia biểu diễn tại một lễ hội lớn của dân tộc.

Không chỉ tập luyện trong những ngày làm việc, họ tập cả thứ 7, chủ nhật và cả vào ban đêm. Nghệ sĩ nhân dân Mai Kiên, nghệ sĩ ưu tú Thu Vân là những người trực tiếp biên đạo các tiết mục múa. Từng động tác múa được nắn nót tỉ mỉ, cùng với âm nhạc ngôn ngữ vũ đạo được thể hiện một cách đặc sắc, tạo được cảm xúc cho người xem.  Các diễn viên múa cho biết, đối với nghệ thuật múa, ngoài yếu tố dẻo dai, chút năng khiếu thì phải có sức khỏe và niềm đam mê mới có thể tập luyện với cường độ, mật độ như những ngày vừa qua.

Cùng với tỉnh Cà Mau và Hưng Yên, Bình Thuận là một trong ba tỉnh được mời tham gia  Lễ hội Đền Hùng. Nhà hát ca múa nhạc biển xanh tham gia biểu diễn nghệ thuật từ ngày 12 - 15/4 (nhằm ngày mùng 6 - 9/3 năm Bính Thân) tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ) và Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.Đoàn nghệ thuận của Bình Thuận đem đến Lễ hội Đền Hùng năm nay 12 tiết mục gồm đơn ca, tốp ca, hát múa và múa.

Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn – Giám đốc nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh cho biết:Ngoài các tiết mục tập trung vào chủ đề chính là “Ơn Đức Vua Hùng”, Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh còn đem đến các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Bình Thuận như các vũ điệu Chăm, K’ho, Rắc Lay…”.

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn của quốc gia tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống vănhóalâu đời ở nước ta và đượcUNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tham gia và hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta và gắn kết cộng động.

H.Châu