Tìm hiểu đôi câu ca dao, tục ngữ trên quê biển Bình Thuận…
Văn hóa - Thể thao - Ngày đăng : 16:37, 12/06/2020
Ghe buồm Phan Thiết xưa (ảnh tư liệu). |
Câu nói trên ngày một phôi phai, người ta lại nói về vùngđất mới: “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang” (cơm gạo thìĐồng Nai, Bà Rịa, còn cá mắm thì Phan Rí, Phan Rang - thuở ấy Bình Thuận từ sông Phan Rang vào tới Bà Rịa, Đồng Nai). Thế làđoàn người lũ lượt vào khai phá phương Nam. Lâu ngày các câu ca dao tục ngữ trên vùngđất mới ra đời bởi đây là một nhu cầu không thể thiếu của cư dânđã tạo thành các giá trị văn hóa dân gian từ hàng trăm năm qua. Trong phạm vi bài viết ngắn này, chúng ta thử tìm hiểu đôi câu ca dao tục ngữ của quê biển Bình Thuận.
Nói về Bình Thuận, trước hết là phải nói về biển, bởi đây là vùng biển giàu cá mắm “nhứt nhì” trong cả nước. Ở phía Bắc tỉnh không chỉ có “cá Rí Rang” nói trên làmđại diện mà còn có:“Đámột đávăng Cà Ná cá nuốt”, quả thật, người ta nói xưa kia vùng Cà Ná thật nhiều cá. Còn cá ngon thì khôngđâu bằng đảo Phú Quý, với câu ca: “Bà già muốn ăn cá thu/Gã con xuống biển mù mù tăm tăm”. Câu ca nói lênđây là vùng biển có nhiều cá thu, mà ngày trước người ta gọi đảo Phú Quý là “Cù Lao Thu”, tất nhiên Phú Quý không chỉ có cá thu mà cá thu ở đây làđại diện cho các loài cá cao cấp đánh bắt bằng câu khơi của ngư dân Phú Quý như hồng, mú.đuối,ó, mập… Ở đây còn nói lên sự can trường của nhân dân trênđảođã chọn nơi giữa biển cả “mù mù tăm tăm” làm nơi sinh sống. Không phải ngẫu nhiên mà nhà Nguyễn đặt cho tên Phú Quý, màđó chính là niềm mơước của cư dân thuở ban đầu dựa vào biển cả chọn nơi này khai cơ lập nghiệp. Cũng chính từ biển cả đã tạo ra con người Phú Quý chơn chất, “ăn ngay, nói thẳng”. Còn nhớ chuyện, ngày 26 tháng 3 năm Tân Sửu - 1901, một tàu Công sứ Pháp tỉnh Bình Thuận bất thần ra Phú Quý bắt 50 tráng đinh chở về đất liền, các cụ ở đảo quyết làm một chuyến hải trình “đi kinh”, đi từ đảo PhúQuýra kinh đôHuế để thỉnh cầu vua Thành Thái (1889 - 1907) chặn đứng việc bắt dânlàmxâuvàxin chước giảm sắc thuế đánh vàodân đảo vốn dĩ quákhổ.Chuyến đi kinh đó đãthành công, vua Thành Tháichấp thuận. Có thể nói các cụ ở đảo Phú Quý là “ông già Ba Tri” của Bình Thuận. Còn chuyện cô gái lấy chồng ra đảo, bởi vì“Dừa Tam Thanh uống nước trong xanh/Phải duyên em chọn nên đành phải theo”. Còn chàng trai vốn đã vô cùng chơn chất: “Chừng nào cho sóng bỏ gành/Cù lao bỏ biển anh mới đành xa em”.
Có một câu ca dao mà mọi người dân Phan Thiết và trong tỉnh đều biết, đó là câu:“Gỏi nào ngon bằng gỏi cá mai/ Trai nào lịch sự bằng trai lưới rùng/ Gió Nam thổi tạt Quán Thùng/ Bậu còn mơ tưởng bạn lưới rùng nữa không?”. Qua tìm hiểu ở những bậc cao niên, các cụ cho biết: Thuở trước nghề biển ở quê mình có 2 nghề chính là lưới rùng và mành chà, lưới rùng đánh áp lộng, nhiều nhất làcácơm; mành chà đánh ởchàkhơi nhiều nhấtcánục, cácơm, đâylàhai thứ cálàmnênnước mắm nổi tiếng quêmình, cá cơm thì nước mắm ngon, cá nục là nước mắm bình dân.
Lao động biển Phan Thiết xưa (ảnh tư liệu). |
Gỏi cá mai thì ngon tuyệt, ai cũng biết. Nhưng trai lưới rùng sao mà lịch sự thì khó hiểu quá?! Theo tôi hiểu, phải chăng là lối tự trào cho vui khi thấy đặc điểm của nghề kéo lưới rùng là phải có cái đai, thuở ấy những người “làm quân làm tướng” mới được “đeo đai, đội mũ”, cònanh chỉlàanh kéolưới rùng màcũng cócái đai, coi cũng “lịch sự”. Đóthật là “tự tràocho vui”. Nóivui để dẫn vàochuyện nóithật: “GióNam thổi tạt Quán Thùng/Bậu còn mơ tưởng bạnlưới rùng nữa không?”. Trước hết nói về địa danh Quán Thùng, thuở trướcbãingang phíaNam của vịnh Phan Thiết chạy dàitừSở CôBác (TúLuông nay là Đức Long) đến tận Mũi Điện (Hải đăng KêGà) làthủ phủcủa lưới rùng. Cáccụ cao niênkể lại thuở đóbãidưới đócórất nhiều cá, tới mùa (Nam) là lưới rùng chia nhau mà đánh, đánh theo con nước, nước lớn sáng thì đánh sáng, nước lớn chiều (tối) thì đánh chiều. Trung tâm điểm của bãi này là Quán Thùng tức trung tâm xã Tiến Thành ngày nay. Bởi thế mới có câu “Gió Nam thổi tạt Quán Thùng”.
Trở lại với câu “Bậu còn mơ tưởng bạnlưới rùng nữa không”. Không có anh chàng nào “đù” đến nỗi kể cái nghề kéo lưới rùng “nghèo khổ” của mình rồi hỏi cô gái còn mơ tưởng không!? Thật ra là họ đã hẹn hò phải lòng nhau, biết rõ nhau trong một đêm trăng nào đó ở Quán Thùng, để rồi: “Sáng trăng anh đánh cá ve/ Em núp bụi dứa tai nghe anh hò/ Hò lên ớ bạn hò lên/Có đứt em nối có quên em bày”. Chàng trai lưới rùng hỏi để vui, để “than” vớicôgáivậymàcô gáiđã nhận lời đáp lại. Ngẫm đi ngẫm lại 4 câu ca này nghe chữ “đánh cá ve” thật hay, ve ở đây là “ve gái”, mà cũng từ thực tế cá ve thườngáp lộng vào lúc nước lớn trăng mọc. Hay mà buồn. Nỗi buồn của một người “đi bạn” kéo lưới…Đó là trai lưới rùng, còn trai mành chà là những người rất giỏi biển, đi khơi nhưng cũng không khá gì hơn. Ngày trước các chàng trai xứ Quảng thường vào Bình Thuận đi “bạn chà” mà nghề chà chỉ đánhđược cá vụ nam, cuối tháng 2 âm lịch thì sửa soạn chà lá, lưới cụ, làm lễ “Hạ nghệ” (xuống nghề), tháng 4 làm lễ “Cầu ngưđầu mùa”, tháng 6 làm lễ “Cầu ngư chính mùa”, rồi tháng 8 “Cầu ngư mãn mùa” ứng với thời tiết “Tháng giêng động dài/Tháng hai động tố (không đi biển được)/Tháng ba nồm rộ/Tháng tư nam non (đầu mùa)/Tháng năm có gió hợp Hòn/Tháng sáu thổi lòn hang Cú (chính mùa, có mưa ở ngoài biển vào và mưa trong đất liền ra, các sông mang nhiều phù sa ra biển, biển màu mỡ phát triển nhiều phiêu sinh vật, từng đàn cá ở phía Nam di chuyển lên biển Bình Thuận). Tháng 7, tháng 8 là mùa bão tố, tháng 9 bắt đầu trở bấc… Các chàng trai xứ Quảng và các cô gái làng chài Bình Thuận cất tiếng than: “Mãn mùa cá nục xa chà/Bạn thì xa thợ, anh đàxa em”. Năm nào gió thuận mưa hòađược mùa biển không nói, còn năm nào mưa không thuận gió không hòa, mất mùa biển, cácông chèo dọc giỏi nghề biển về xứ nghe vợ đưa con hát than: “Anh đi ghe anh đội cái nón ghe/Anh về ngoài Quảng anh che cây dù/Dù gì, dù lụa cánh dơi/Trong nhà hết gạo dù ơi hỡi dù…”.
Bây giờ xin nói về những câu ca, câu nói về “nước mắm”. Ở trên chúng ta thấy “Gỏi nào ngon bằng gỏi cá mai” chỉ là câu “mào đầu”, để bắt vô câu chính “Trai nào lịch sự bằng trai lưới rùng”. Trong ca dao thường như vậy, nhập đề lung khởi tỷ như câu “Nước mắm ngon chấm con cá liệt” thì không có liên quan gì đến “Em muốn có chồng nói thiệt anh nghe”. Vậy mà 2 câuđược ghép lại, nghe ngọt ngào. Bởi con cá liệt thuộc loại “long mong liệt méo” song chỉ cần nấu “phơn phớt hành ớt” ra nước canh ngọt tuyệt vời, lại lừa xương cá liệt ra giẽ một miếng thịt chấm với nước mắm ngon dằm ớt cay thì trời ơi quả thật “nước mắm thắm cơm”. Rồi thì:“Nước mắm ngon “thượng thủ”/Chấm miếng đuđủ/Lẫnđẫn/lờđờ/Em than với anh em còn dại còn khờ/Muốn làm dâu cha mẹ biết nhờ cậy ai?”. Thì còn “ai trồng khoai đất này”! Nhưng ở đây tôi chỉ xin nóiđến miếng giò heo hầm đuđủ chấm với nước mắm ngon “thượng thủ”…
Đó là nước mắm từ cá nục, cá cơm, lại xứ Bình Thuận còn nổi tiếng với con cá mòi, tới mùa cá mòi nhiều vô kể, song đây là loại cá béo nhiều mỡ không làm nước mắm được, mà cho ra mónđặc sản là “con mắm mòi”, muối mặn rồi chở ra Bắc, Trung bộ bán “đắt còn hơn tôm tươi”. Chúng ta đều biết Phú Yên cũng là xứ “cá mắm”, vậy mà:“Tiếng đồn con gái Phú Yên/Trai Bình Thuận cưới một thiên mắm mòi”. Thuở nhỏ tôi bị mấy ông anh lớn gạt cứ đọc theo: “Một con mèo đói ăn, một con cá mòi béo”,đọc tới 5 con mèođói thì líu lưỡi… cảm giác nhưăn canh chua hoặc kho măng cá mòi béo thiệt ngon nhưng cứ gặp xương dính lưỡi bởi cá mòi cũng là cá có nhiều xương,đếnđỗi người ta thấy xứ này tới mùađiđâu cũng gặp xác xương cá mòi chất đống, rồi ví von: “Chữ nghĩa, văn chương không bằng xương cá mòi”. Và câu này từ xưa tới nay cứ cãi nhau chưa ngã ngũ. Người thì nói, nói vậy để khoe xứ mình nhiều cá mòi, người thì nói, nói vậy thì cho rằng xứ mình không trọng văn chương chữ nghĩa hay sao!?. Chợt nhớ câu nói xưa: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”… Hay là vậy?
Ngày nay nghề cá và những người đi biển chúng ta đã có bước tiến vượt bậc theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với “thuyền to máy lớn”, đánh bắt xa bờ, quyết theo kịp các nước trong khu vực, trên một đơn vị thuyền có thuyền trưởng, máy trưởng và các bạn thuyền, ai cũng rành rẽ về tầm ngư, định vị, các thiết bị thông tin liên lạc tầm xa… trở thành người “có chữ nghĩa”.Đọc lại đôi câu ca dao, tục ngữ thuở ông cha chèo ghe đi biển, để biết ơn người xưa mà yêu biển hơn, quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương và làm giàu từ biển.
Ghi chép: VÕ NGỌC VĂN