Chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 – 2023: “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”
Xã hội - Ngày đăng : 08:41, 18/09/2018
Xin ông khái quát những nét nổi bật trong công tác hội và phong trào nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2013 – 2018.
Hiện toàn tỉnh có 127 cơ sở, 726 chi hội và 3.465 tổ hội; qua xếp loại hàng năm, cơ sở hội vững mạnh, khá đạt trên 90%, không có cơ sở yếu kém. Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh đã kết nạp được 30.824 hội viên mới, nâng tổng số lên 154.088 hội viên, đạt 108,7% so với tổng số hộ nông nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm và có nhiều đổi mới, chú trọng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Các cấp hội nông dân trong tỉnh luôn chú trọng đến các phong trào thi đua yêu nước, thu hút sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo, cán bộ, hội viên và nông dân. Trong đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được chú ý, tập trung cả về bề rộng lẫn chiều sâu, có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Hộ sản xuất – kinh doanh giỏi có mức thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng, một số ít hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm; vận động các hộ khá, giàu hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo trên 12 tỷ đồng, giống cây trồng, vật nuôi; trên 8.000 ngày công không tính lãi để phát triển sản xuất. Phong trào đã khích lệ, động viên hội viên, nông dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 3,51% (năm 2017).
Để phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của tổ chức hội trong phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, các cấp hội phát động, nông dân làm chủ thể, tự nguyện quyên góp kinh phí hỗ trợ xây dựng và sửa chữa trên 30 căn nhà cho hội viên nghèo; hội viên, nông dân đã đóng góp trên 100 tỷ đồng, 124 ngàn ngày công, hiến trên 9.000 m2 đất để cùng địa phương xây dựng các công trình dân sinh, kết cấu hạ tầng. Vận động hội viên, nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát hiện và tố giác tội phạm, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở nông thôn; tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền; giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Công tác hỗ trợ nông dân trong sản xuất kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được các cấp hội thực hiện hiệu quả như thế nào?
Nhìn chung các cấp hội tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; chú ý các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, dạy nghề, tạo điều kiện giúp các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh phát triển.
Hội Nông dân tiếp tục liên tịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận, nhận ủy thác từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ, làm cầu nối cho nông dân được tiếp cận nguồn vốn nhanh, lãi suất phù hợp, kịp thời đầu tư vào sản xuất và đời sống.
Đến 31/12/2017, dư nợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 673,692 tỷ đồng/694 tổ/28.991 hộ vay; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.771,884 tỷ đồng/1.037 tổ/27.061 hộ vay và quản lý 1,56 tỷ đồng vốn quỹ quốc gia về việc làm... Ngoài các nguồn vốn trên, hội viên, nông dân còn được hưởng lợi từ nguồn vốn Quỹ HTND, đến cuối năm 2017 tổng nguồn Quỹ là 26,632 tỷ đồng; dư nợ cho vay 24,486 tỷ đồng/2.200 hộ vay/123 dự án. Nhiều hộ hội viên, nông dân nhờ nguồn vốn Quỹ HTND đầu tư chăm sóc cây trôm, thanh long, lúa và chăn nuôi bò, cuộc sống từ khó khăn đã vươn lên khá giả.
Hộinông dân các cấp đã phối hợp các ngành liên quan mở được 2.703 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 281.384 lượt nông dân. Trung tâm Dạy nghề & hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức 83 lớp dạy các nghề ngắn hạn như chăn nuôi gia cầm, trồng và chăm sóc thanh long, cây cảnh, thuyền trưởng, máy trưởng… cho 2.727 học viên. Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành tổ chức 790 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 26.325 lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí trong và ngoài tỉnh với phương thức cung ứng vật tư linh hoạt, hỗ trợ lãi suất, bán trả chậm đã giúp nông dân trong tỉnh nhiều cơ hội đầu tư. Điển hình Công ty cổ phần bóng đèn Phích nước Rạng Đông cung ứng có hỗ trợ giá cho nông dân 689.854 bóng compact, góp phần tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí cho nông dân hơn 1.800 triệu đồng. Đồng thời, hội chủ động ký kết liên tịch với Công ty phân bón Sông Lam 333, bán phân bón trả chậm 1.800 tấn hỗ trợ cho hội viên, nông dân trả chậm 5,32 tỷ đồng.
Hiện nay, cây thanh long là nông sản chủ lực của Bình Thuận, hội có những định hướng phát triển, sản xuất như thế nào?
Trong những năm qua, sản xuất thanh long có những bước phát triển khá toàn diện góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đã góp phần to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Thanh long đã trở thành cây làm giàu, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng thanh long, tạo việc làm cho hàng vạn hộ nông dân sản xuất, là sản phẩm chủ lực quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu cho ngân sách địa phương và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Về định hướng cho cây thanh long phát triển, sản xuất bền vững thời gian tới,hộinông dân các cấp trong tỉnh tiếp tục phối hợp các ngành liên quan triển khai một số nhiệm vụ, cụ thể: phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đẩy mạnh công tác truyên truyền sâu rộng về chương trình sản xuất thanh long VietGap; theo hướng xanh và bền vững, với việc định hướng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao, canh tác sử dụng theo phương pháp hữu cơ, tạo ra sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc hóa học… Chủ động phối hợp và trực tiếp triển khai thực hiện việc hỗ trợ về vốn, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; có kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân để không ngừng nâng cao trình độ sản xuất thâm canh, kiến thức quản lý kinh tế và thị trường, giúp nông dân tiếp cận và khai thác có hiệu quả các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và huy động tối đa các nguồn vốn, khoa học công nghệ mới, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong nước và thế giới.
Vậy phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2018 – 2023 là gì thưa ông?
Bước sang nhiệm kỳ 2018 - 2023, cùng với tiến trình phát triển chung của tỉnh và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi hộinông dân các cấp trong tỉnh phải vươn lên, ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng những yêu cầu mới. Trong đó, tập trung đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh, thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân, hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân và trong quản lý, điều hành củahộinông dân các cấp.
Với tinh thần “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”, tôi tin tưởng cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh nhà tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựnghộinông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động; xứng đáng vai trò trung tâm và nòng cốt cho các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ tỉnh, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Xin cảm ơn ông!
NgỌc Hân (thực hiện)