Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội: Chất lượng phản biện xã hội chưa cao
Xã hội - Ngày đăng : 10:36, 30/11/2018
5 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, cụ thể hóa 2 quyết định trên. Qua 5 năm, cấp ủy, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức 173 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng công tác giám sát, phản biện xã hội cho gần 8.750 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Từ năm 2015, Ban Thường vụ các cấp đã định hướng phê duyệt 2.444 nội dung giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức 3.065 cuộc giám sát, đối với các tổ chức, cá nhân. Qua đó đề xuất, kiến nghị 2.961 nội dung nhằm góp phần xây dựng đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Toàn tỉnh đã tổ chức 472 cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với nhân dân.
Tuy vậy, nhìn chung sự phối hợp giữa chính quyền, các ngành trong việc tạo điều kiện để UBMTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền có lúc, có nơi chưa được đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Nhìn chung còn lúng túng, chất lượng chưa cao. Kết quả việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa đạt yêu cầu đề ra.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An yêu cầu, trong thời gian tới, các cấp, các ngành phải nắm vững và quán triệt sâu kỹ Quyết định số 217, 218 và các quy định hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tổ chức Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần nâng cao năng lực, bản lĩnh, tính chủ động trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Các cấp ủy, chính quyền, các ngành phải cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân. Tôn trọng và phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân trong công tác xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh...
Đình Nhượng