Cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm xuống biển khối lượng bùn, cát sau nạo vét:

Kinh tế - Ngày đăng : 11:06, 29/06/2017

Cần có sự giám sát đặc biệt, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình thực hiện

BTO - LTS: Ngay sau khi có thông tinThứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Linh Ngọc vừa ký giấy phép số 1517/GP-BTNMT ngày 23/6/2017 chấp thuận cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 918.533m3 bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong, dư luận đã có nhiều ý kiến lo ngại xung quanh vấn đề này. Để giúp bạn đọc hiều rõ hơn, phóng viên báo Bình Thuận đã có cuộc trao đổi với ông Phan Ngọc  Cẩm Thành- Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 về những vấn đề dư luận quan tâm…

         
            
         
   

         

         Các màng chắn bùn.   

PV: Được biết mới đâyThứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Linh Ngọc đã ký giấy phép (số 1517) chấp thuận cho Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 918.533 mét khối bùn, cát sau nạo vét ra biểnVĩnhTân, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

 Ông Phan Ngọc Cẩm Thành: Sau khi cập nhật và bổ sung Hồ sơ xin cấp phép nhận chìm ở biển theo ý kiến của Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập bởi Bộ Tài nguyên & Môi trường, Công ty đã trình lại Hồ sơ và được Bộ TNMT cấp phép ngày 23/6/2017. Vật, chất được cấp phép nhận chìm có thành phần chủ yếu 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hoá, cát pha, đá phong hoá, sét và 20% là bùn trầm tích thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Vật, chất được phép nhận chìm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

         

PV: VậyCông ty dự định có những phương án như thế nào để đảm bảo an toàn về môi trường khi tiến hành nhận chìm?

 Ông Phan Ngọc Cẩm Thành:Công ty sẽ thực hiện đầy đủ các nội dung như đã nêu trong Giấy phép, tiến hành từng bước dưới sự giám sát và quan trắc chặt chẽ về chất lượng môi trường biển của Viện Hải dương học và các cơ quan chức năng. Công ty chỉ bắt đầu triển khai sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để khởi công với các phê duyệt cần thiết của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

         
   

   

         Túi đựng đá tảng để neo giữ màng chắn    bùn.

Công ty hiện đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho môi trường biển khi tiến hành nhận chìm như mua và chuẩn bị lắp đặt màng chắn bùn để ngăn sự lan truyền của vật chất nhận chìm trong môi trường nước, lắp đặt các thiết bị nhận dạng tự động AIS, camera, máy ảnh trên các sà lan chuyên chở, phối hợp với Viện Hải dương học tổ chức quan trắc, thu thập thông tin, số liệu môi trường nền tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, bãi cạn Breda, cơ sở sản xuất tôm giống, khu lấy nước nuôi tôm trước khi bắt đầu hoạt động nhận chìm để làm cơ sở so sánh, đối chứng với thông tin, số liệu môi trường tại các vị trí quan trắc, giám sát khi có hoạt động nhận chìm.

Về màng chắn bùn, Công ty đã mua 3,100m, trong đó 2,100m sẽ được dùng tại khu vực nhận chìm, 500m dùng tại khu vực nạo vét và 400m để dự phòng khi có sự cố.

PV:  Dư luận cho rằng việc nhấn chìm này sẽ ảnh hưởng đến Khu bảo tồn Thiên nhiên Hòn Cau ở gần đó, đe dọa trực tiếp đến quần thể san hô và tác động hiệu ứng tràn của biển rất lớn, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Phan Ngọc Cẩm Thành:Bảo đảm môi trường là ưu tiên số 1 của Công ty không chỉ trong giai đoạn xây dựng mà còn cả trong giai đoạn vận hành Nhà máy điện BOT Vĩnh Tân 1. Sau hơn 2 năm xây dựng, Dự án chưa để xảy ra sự cố về “An toàn - Môi trường - Chất lượng”.  Trong quá trình lập hồ sơ, kết quả đánh giá thông qua mô hình của tư vấn Viện khoa họcthuỷ lợi Việt Nam cho thấy việc nhận chìm tại vị trí được cấp phép không đe doạ ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu bảo tồn biển Hòn Cau. Đồng thời, thời điểm tháng 5 đến tháng 10 hàng năm phù hợp nhất về điều kiện khí tượngthuỷ văn để thi công nạo vét và nhận chìm mà không có rủi ro về sự cố môi trường.

         
   

         

            Tuyến vận chuyển vật liệu nạo vét và các vị trí quan trắc môi trường.

Trong giai đoạn thi công, Công ty sẽ chịu sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước, hiệp hội, đoàn thể và phối hợp với Viện Hải dương học để giám sát thi công và quan trắc môi trường theo như đã nêu trong Giấy phép. Công ty sẽ lập tức dừng ngay hoạt động nhận chìm khi phát hiện một trong các thông số quan trắc, giám sát môi trường tại các vị trí quan trắc vượt giá trị giới hạn được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.

Dự án Nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 là một trong số các dự án trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Việc hoàn thành xây dựng Dự án sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện khu vực miền Nam Việt Nam giai đoạn sau 2018. Đến nay, Dự án đã hoàn thành vượt tiến độ với hơn 70% công việc theo kế hoạch xây dựng của Dự án. Việc cấp phép kịp thời của Bộ TNMT giúp cho Công ty đảm bảo đáp ứng các mốc tiến độ quan trọng và tiến hành các công tác vận hành thử nghiệm nhà máy, đạt mục tiêu phát điện thương mại như đã cam kết với Chính phủ Việt Nam.

PV: Xin cám ơn ông!

Thu Thủy (thực hiện)