Chuyển đổi số để phục hồi và phát triển kinh tế
Kinh tế - Ngày đăng : 09:49, 17/01/2022
Trong đó, nội dung diễn đàn có nhấn mạnh đến phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy chuyển đổi số. Trong năm qua, cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người và của. Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, trì trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng ở nhiều lĩnh vực. Tác động của cuộc khủng hoảng có thể có những hệ lụy kéo dài trong nhiều năm.
Việt Nam, một quốc gia được đánh giá là nước đang phát triển, có tăng trưởng khá trong thời gian vừa qua. Đồng thời, có những chính sách can thiệp vào nền kinh tế. Trong đó, có việc phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững theo hướng số hóa. Chuyển đổi số là sự thay đổi về văn hóa, tổ chức và hoạt động của một tổ chức, ngành, Chính phủ hoạch hệ sinh thái thông qua tích hợp thông minh các công nghệ, quy trình và năng lực kỹ thuật số theo cách có tổ chức và chiến lược. Sự chuyển đổi này xoay quanh việc nâng cao năng lực để trở nên nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn, hướng đến sự sáng tạo và cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
2. Tại Bình Thuận, những tháng cuối năm 2021, UBND tỉnh đã có kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đây là nội dung được thực hiện theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch của UBND tỉnh nhằm hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ chức hợp tác đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử PostMart.vn và Voso.vn. Qua đó, nhằm giới thiệu những thông tin về hộ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ thông qua sàn thương mại điện tử. Đồng thời kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Song song, thông qua sàn thương mại điện tử để tuyên truyền, trang bị kiến thức, kỹ năng, cung cấp thông tin khoa học và có hệ thống để các hộ sản xuất nông nghiệp thay đổi phương thức tiêu thụ sản phẩm đầu ra, mua sản phẩm đầu vào, góp phần phát triển nền tảng công nghệ số trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Theo kế hoạch, từ năm 2022, tỉnh sẽ đẩy mạnh hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp giao dịch trên sàn thương mại điện tử và hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp còn lại có đủ điều kiện lên sàn thương mại điện tử.
3. Những ngày trung tuần của tháng 12/2021, UBND tỉnh cũng đã phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông - công nghệ thông tin giai đoạn 2015 - 2020 và ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021 – 2025. Đây được xem là giai đoạn 2021 - 2025 là giai đoạn hết sức quan trọng, mang tính “bản lề” trong việc thực hiện chuyển đổi số, trong đó có xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh tại Bình Thuận. Đặc biệt là hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về viễn thông, công nghệ thông tin nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận.
Năm 2022, Bình Thuận hướng đến triển khai thực hiện tốt các kế hoạch về chính quyền điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Riêng ngành giáo dục tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tổ chức tốt dạy và học trực tuyến, qua truyền hình… Rõ ràng, trong bối cảnh dịch Covid-19, việc thích nghi, linh hoạt để phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng đang tạo cơ hội rất lớn để có thể bứt phá, tăng tốc tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Một mùa xuân mới lại về, con người - công dân số - với trình độ có kỹ năng và tay nghề số, kết hợp với tài nguyên số sẽ cải thiện năng suất, giúp tạo ra năng lực cạnh tranh cao của một nền kinh tế và đóng góp trực tiếp và gián tiếp cho phục hồi và tăng trưởng.