Nhớ lời Bác dạy năm xưa

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Ngày đăng : 05:27, 04/05/2022

“Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn”.
www-baobinhthuan-com-vn_nho.jpg

Là lời căn dặn của Chủ tịch trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các Tổng cục vào tháng 5 năm 1957.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội nói riêng về “đức” và “tài”; trong đó, Bác luôn lấy “đức” làm gốc và đề cao đức tính khiêm tốn. Bởi khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Người khiêm tốn luôn là người biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công, thành tích của cá nhân, cũng không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người. Khiêm tốn sẽ giúp mỗi người có được sự tỉnh táo, để nhận thức chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người. Khiêm tốn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với người cán bộ, đảng viên.

TS