Bệnh bại liệt bùng phát đe dọa trẻ em Anh

Quốc tế - Ngày đăng : 11:15, 26/06/2022

Ngành y tế Anh đang tiếp cận cha mẹ của những đứa trẻ chưa tiêm đầy đủ vắc xin bại liệt để nói về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin.
pumcocxbafd4fnhjopatvuam7m.jpg
101.000 trẻ em 5 tuổi ở Anh vẫn chưa tiêm mũi tăng cường phòng ngừa bệnh bại liệt

Giới chức sức khỏe Anh đang nỗ lực tiếp cận cha mẹ của 35.000 trẻ em 5 tuổi ở London chưa được tiêm vắc xin đầy đủ phòng ngừa bệnh bại liệt. Trước đó (22/6), họ phát hiện virus gây ra căn bệnh chết người này từng bùng phát lần đầu vào năm 1984, trong mẫu nước thải ở London.

Dịch vụ y tế quốc gia của Vương quốc Anh (The National Health Service - NHS) đang hy vọng ngăn chặn bất cứ sự lây lan nào thêm nữa của căn bệnh, thu hẹp lại nguồn bùng phát bệnh ở mỗi hộ gia đình hoặc trên đường phố phía Đông Bắc London - khu vực có 4 triệu dân và công trình xử lý nước thải Beckton phục vụ, nơi vừa phát hiện ra virus.

Theo số liệu của NHS, 101.000 trẻ em 5 tuổi ở Anh vẫn chưa tiêm mũi tăng cường phòng ngừa bệnh bại liệt. Đây là mũi tiêm đáng lẽ ra phải tiêm lúc 3 tuổi. Trong số những đứa trẻ này, chủ yếu ở London, nơi có 34.104 trẻ chưa được tiêm, và người đứng đầu NHS của London Jane Clegg cho biết, NHS đang tiếp cận cha mẹ của chúng để khuyên đưa trẻ đi tiêm.

Đây là quy định bắt buộc, tất cả trẻ em phải tiêm đủ 5 mũi vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt, trong đó 3 mũi đầu tiên tiêm vào thời điểm 8, 12, 16 tuần tuổi, tiếp theo là các mũi tăng cường lúc 3 tuổi, và mũi cuối cùng 14 tuổi.

Trong những năm gần đây sau một thập kỷ, Anh cắt giảm ngân sách y tế cộng đồng, người dân tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt cho con cái giảm, nên trẻ em ở Anh dễ bị bệnh bại liệt.

Theo các chuyên gia, 95% là tỷ lệ cần thiết để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, nhưng tỷ lệ này trong số trẻ 1 tuổi của London hiện nay là 86,7%. Và ở lần tiêm cuối, có đến 1/5 trẻ  14 tuổi (khoảng 123.132 trẻ) chưa tiêm, dù nguy cơ mắc bệnh của chúng rất thấp nếu được tiêm khi còn nhỏ tuổi.

Trước đây, những phát hiện nhận thấy, người đã tiêm vắc xin bại liệt, sống ở nước ngoài khi trở về hoặc đi du lịch về Anh vẫn thải ra virus này qua đường tiểu tiện của họ. Cơ quan an ninh y tế Anh cho rằng, đây cũng là những gì phát hiện lần này, với sự khác biệt chính là virus cũng có thể lây lan giữa mối liên kết chặt chẽ của con người và biến đổi thành những gì gọi là “virus bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin” gây ra bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong năm 2020, có 959 trường hợp nhiễm virus bại liệt tuýp 2 có nguồn gốc từ vaccine.

Trường hợp cuối cùng nhiễm virus bại liệt tự nhiên ở Anh là vào năm 1984, cách đây gần 40 năm. 

Sống với vắc xin bại liệt bất hoạt

Anh đã ngừng sử dụng vắc xin bại liệt dạng uống vào năm 2004 và Cơ quan Y tế của LHQ đã kêu gọi loại bỏ vắc xin này trên  thế giới, thay vào đó sử dụng loại vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm.

Vắc xin bại liệt dạng uống không đủ mạnh trị virus này trong ruột, nó vẫn sống và có thể lây truyền từ người này sang người khác qua nguồn nước có nhiễm chất thải của người mang virus. Nghĩa là nó sẽ không gây hại một đứa trẻ đã tiêm đầy đủ vắc xin, nhưng nó có thể lây nhiễm sang nhà hàng xóm, nơi vệ sinh và ý thức phòng ngừa bại liệt kém. Mặc dù, virus bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin yếu hơn dòng virus tự nhiên, nhưng biến thể này có thể gây ra bệnh nghiêm trọng và bại liệt ở những người không được tiêm vắc xin phòng ngừa.

Giáo sư David Salisbury, Chủ tịch Ủy ban toàn cầu về chứng nhận xóa bệnh bại liệt thuộc Tổ chức Y tế thế giới cho biết, không có gì phải ngạc nhiên, virus có nguồn gốc từ vắc xin đã được tìm thấy trong nước thải ở London. Người có thể mang virus này nhiều nhất là ở trẻ em. Những biến đổi di truyền trong virus ngụ ý rằng, nó đã lây lan giữa những cá nhân, bao gồm có thể cả ở những người đã tiêm vắc xin bất hoạt cách đây gần 20 năm trong chương trình tiêm chủng của Anh.

Bệnh bại liệt chính thức xóa sổ ở Anh vào năm 2003, có thể gây ra chứng liệt trong số những trường hợp hiếm hoi và có thể đe dọa tính mạng.

Ninh Chinh (theo The National)