Người Chăm xã Phan Hòa phát triển mô hình trồng sen thương phẩm. |
Củng cố cơ sởđảng
Hiện 4 xã thuần và 9 thôn xen ghép vùng đồng bào Chăm trong tỉnh đều có tổ chứcđảng, chính quyền,mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tại 4 xã thuần đồng bào Chăm gồm: Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa (Bắc Bình), Phú Lạc (Tuy Phong) có 4 đảng bộ; còn các thôn phần lớn là chi bộ. Kể từ khi thực hiện chỉ thị 06 của Chính phủ và quy định số 123 ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới”, các đảng bộ, chi bộ vùng đồng bào Chăm đã kết nạp 229 đảng viên, nâng tổng số đảng viên người Chăm lên 417 người. Các đảng bộ xã thuần đồng bào dân tộc Chăm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; chất lượng, số lượng cấp ủy, đội ngũ cán bộ công chức bảo đảm so với yêu cầu đề ra; công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên, xây dựng tổ chứcđảng trong sạch vững mạnh được tăng cường; các chi bộ thôn xen ghép được đảng ủy xã thường xuyên chỉ đạo củng cố kiện toàn nên phần lớn đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa bàn dân cư.
Tại các xã đồng bào Chăm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ người Chăm ngày càng được quan tâm hơn, nên đến nay số công chức, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách là người Chăm ở cấp xã hơn 211 người; hàng năm có trên 80 em đồng bào Chăm thi đậu các trường đại học, cao đẳng và được xét tuyển vào trường đại học dự bị. Trong tổng số được đào tạo đến nay vùng đồng bào Chăm có 1 tiến sĩ, 15 thạc sĩ, 442 người có trình độ cao đẳng, đại học; 190 người có trình độ trung học chuyên nghiệp.
Lãnh đạo thực hiện các phong trào
Bên cạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng tổ chứcđảng, hệ thống chính trị trong vùng đồng bào Chăm, các đảng bộ, chi bộ đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, các phong trào ở địa phương, nhất là lãnh đạo thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Do vậy, sản suất nông nghiệp vùng đồng bào Chăm đã phát triển khá cả về trồng trọt và chăn nuôi; các hoạt động khuyến nông, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất được đẩy mạnh. Các xã, thôn đã cơ giới hóa 95% khâu làm đất và hơn 90% khâu thu hoạch lúa; đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước, trồng bắp lai… nên bình quân lương thực đầu người năm 2015 đã đạt 550 - 600kg/người/năm. Nhiều vùng phát triển mô hình cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: nho, thanh long, sen lấy hạt, tiêu, cao su, điều… Các hộ đồng bào Chăm đang nuôi 11.884 con bò (bình quân 2 con/hộ) và hơn 6.600 lao động nông thôn được đào tạo nghề, có việc làm ổn định. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2,02% (có 170 hộ). Điển hình là Đảng bộ xã Phan Thanh đã lãnh đạo đồng bào áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên thu nhập của người dân khá hơn. Đảng bộ xã Phan Hòa đã lãnh đạo phát triển mô hình trồng sen lấy hạt có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Đến nay toàn xã đã có 112 hộ trồng 55ha sen thương phẩm. Đảng bộ xã Phú Lạc đã lãnh đạo đồng bào Chăm đẩy mạnh công tác giáo dục, bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống văn hóa người Chăm.
Đến nay xã Phú Lạc đã có 245 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học; 16 bác sĩ, 12 kỹ sư; 205 người có trình độ trung cấp nghề và hơn 390 em đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề. Chi bộ thôn Lâm Giang (xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc) có 18 đảng viên đã lãnh đạo thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và các phong trào khác tại địa phương có hiệu quả.
Có thể nói, các đảng bộ, chi bộ ở vùng đồng bào Chăm từng bước được củng cố, nâng cao chất lượng và phát huy vai trò lãnh đạo trên các lĩnh vực, các phong trào tại từng địa phương nhằm cải thiện đời sống nhân dân và từng bước xây dựng hoàn thiện nông thôn mới.
LÊ THANH