Theo dõi trên

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015: Bình Thuận cần có những đột phá nhằm cải thiện thứ hạng

04/04/2016, 08:18

BT- Ngày 31/3/2016 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015. Đà Nẵng là địa phương năm thứ 3 liên tiếp trụ vững tại ngôi đầu bảng với số điểm 68,3.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam phần lớn được quyết định bởi chất lượng điều hành và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Do vậy, sự năng động tiên phong của lãnh đạo địa phương, sự chuyên nghiệp mẫn cán của bộ máy công chức các tỉnh, thành phố quyết định tốc độ và phương hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ số PCI chính là sự cổ vũ mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp cho sự chuyển đổi mạnh mẽ từ cấp địa phương tại Việt Nam. Vai trò của các địa phương rất quan trọng trong sự phát triển của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh tốt lên hay xấu đi phụ thuộc vào sự điều hành của lãnh đạo địa phương đó.

Từ Hà Nội, ông Phan Trung Can - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Thuận cho biết, báo cáo PCI 2015 dựa trên khảo sát từ 11.000 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam. PCI bao gồm 10 tiêu chí cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh và năng lực điều hành của chính quyền các địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2015 có 5 tỉnh thuộc nhóm rất tốt, là: Đà Nẵng (68,3 điểm), Đồng Tháp (66,4 điểm) Quảng Ninh (65,7 điểm), Vĩnh Phúc (62,5 điểm), Lào Cai (62,3 điểm)…đều là những tỉnh có nhiều sáng kiến cải cách hành chính và đổi mới chất lượng điều hành. Nhóm 4 tỉnh đứng cuối bảng là Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang và Đắc Nông. Có 4 lĩnh vực được cải thiện nhiều là chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch tiếp cận thông tin, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và chi phí thực hiện các thủ tục hành chánh. Hai lĩnh vực hạn chế cần cải thiện là chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng. Riêng Bình Thuận được xếp thứ hạng 26 trong tổng số 63 tỉnh thành với số điểm 58,83, giảm 3 bậc, thuộc nhóm khá. Năm 2014 Bình Thuận xếp thứ 23 với số điểm 59,16. Năm 2015, Bình Thuận có 4 chỉ số tăng điểm là tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động. Đồng thời có 6 chỉ số giảm điểm là chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch tiếp cận thông tin, chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động tiên phong của chính quyền tỉnh và thiết chế pháp lý.

Với kết quả khảo sát từ VCCI trong năm 2015, rất mong thời gian đến Bình Thuận cần có những bước cải thiện đột phá nhằm giúp thứ hạng PCI của tỉnh ta được nâng cao hơn trong năm 2016.

Quang Tuấn



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Gian nan đường xuất ngoại
Khi Thanh Thúy bị CLB Kuzeyboru tuyên bố chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, người hâm mộ 4T và bộ môn bóng chuyền nói riêng cũng như thể thao nước nhà nói chung lại có thêm một nỗi buồn. Buồn vì những ngôi sao hàng đầu của thể thao Việt Nam khi xuất ngoại gặp quá nhiều gian nan và đều trở về trong “thất bại”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015: Bình Thuận cần có những đột phá nhằm cải thiện thứ hạng