Theo dõi trên

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số

08/01/2021, 16:24

BTO- Sáng nay (8/1), Văn phòng Chính phủ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm và chính sách mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số”.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng chủ trì hội thảo.

Tại điểm cầu Bình Thuận, dự hội thảo có ông Vũ Văn Tuấn - Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông cùng đại diện các ngành, đơn vị liên quan.

Hội thảo đã nghe đại diện Văn phòng Chính phủ Việt Nam trình bày những kết quả, bài học kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số tại Việt Nam.Các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ về chính sách mới của Thủ tướng Nhật Bản để phát triển chính phủ số và kinh nghiệm số hóa dịch vụ và thủ tục hành chính tại Nhật Bản; xây dựng chính sách sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio khẳng định đánh giá hệ thống chính phủ điện tử mà Văn phòng chính phủ Việt Nam đang triển khai đã cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong cải cách hành chính nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định chính sách một cách thuận tiện và nhanh chóng, kịp thời. Qua đó tạo ra nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng chủ trì hội thảo

Tại Bình Thuận, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trọng tâm, kịp thời, phù hợp với giai đoạn phát triển và xây dựng Chính quyền điện tử hiện nay. Theo đó, hạ tầng và thiết bị CNTT đã được các cơ quan cấp tỉnh và một số cơ quan cấp huyện quan tâm đầu tư nhằm đẩy mạnh và ứng dụng CNTT tại địa phương; mạng WAN của tỉnh hoạt động ổn định và đảm bảo phục vụ tốt cho các hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh và các ứng dụng dùng chung khác... Bên cạnh đó, việc áp dụng linh hoạt dịch vụ hành chính công trực tuyến kết hợp với trả kết quả qua hệ thống bưu chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt yêu cầu cải cách hành chính.

 Người dân đến giao dịch tại Trung tâm Hành chính công Bình Thuận

Từ nay đến năm 2030, Bình Thuận sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển các dịch vụ hành chính công. Xây dựng cơ sở dữ liệu  chuyên ngành có thể chia sẻ và tích hợp để phục vụ công tác quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ công cho người dân. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ công tác cải cách thủ tục hành chính toàn diện, hoàn thành mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường tương tác giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp được tạo điều kiện tham gia ý kiến vào các vấn đề quan trọng của tỉnh thông qua các kênh giao tiếp số. Đồng thời, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của chính quyền các cấp, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân...

T.H



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đức Linh sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện: Đạt được nhiều thành quả quan trọng
Trên cơ sở những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025, hơn 3 năm qua Đức Linh đã nỗ lực triển khai bằng nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, đến nay thu được nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số