Theo dõi trên

“Chiến tranh Lạnh” Mỹ - Trung: Căng thẳng đến từ sự tương đồng

07/03/2019, 15:12

Cuộc đối đầu Mỹ - Trung không phải chỉ từ những tranh cãi thương mại hay thuế quan mà đến từ những nhận thức và tham vọng của 2 quốc gia.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng cho rằng quan hệ Mỹ-Trung được điều hướng bởi sự tương đồng nhiều hơn khác biệt và tương đồng lớn nhất là cả 2 đều cho rằng mình là chủ thể quốc tế có ảnh hưởng vượt trội hơn.

                
      
      Chủ tịch Trung Quốc Tập    Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

Cuộc Chiến tranh Lạnh 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc

Giáo sư Niall Ferguson đến từ Đại học Harvard và Đại học Stanford cho rằng thế giới đang bước vào một cuộc Chiến trạnh Lạnh mới khi mà Mỹ và Trung Quốc đều đang đối đầu trực diện để giành vị trí siêu cường thế giới.

"Những điều chúng ta đang thấy không chỉ là vấn đề thuế quan. Nếu nhìn vào cuộc chiến nổ ra xoay quanh vụ việc Tập đoàn viễn thông Huawei, chúng ta sẽ thấy có có điểm gì đó của một cuộc Chiến tranh Lạnh", ông Ferguson nói.

Bên cạnh đó còn có yếu tố quốc phòng. Trung Quốc đang xây một kho vũ khí khổng lồ, có lẽ không nhằm mục đích nào khác ngoài việc thách thức vị trí của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyên gia này cũng nhận định cuộc "Chiến tranh Lạnh" mới này không tập trung vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân như những năm về trước.

"Cuộc Chiến tranh Lạnh này hơi khác một chút. Nó sẽ là cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo hoặc điện toán lượng tử - một cuộc chạy đua vũ trang công nghệ cao. Đó là Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0”, ông Ferguson phân tích.

Giáo sư Ferguson cũng bày tỏ lo ngại rằng sự đối đầu Mỹ - Trung có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới như những gì từng xảy ra với cuộc đối đầu Mỹ - Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh trước đó. Chuyên gia này cũng nhận định, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ là một thảm họa về kinh tế.

Mỹ đánh giá thấp cuộc đối đầu với Trung Quốc?

Tuyên bố một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc không phải là một điều khó khăn với Mỹ nhưng làm thế nào để "chiến đấu" và "chiến thắng" trong cuộc chiến này mới là điều đáng quan tâm. Chuyên gia Hugh White nhận định trên tờ SCMP rằng trong khi Washington xác định việc ngăn cản Trung Quốc thực hiện các tham vọng toàn cầu là ưu tiên chiến lược cao nhất của Mỹ thì bản chất và quy mô của kế hoạch này vẫn chưa được xem xét một cách cụ thể và rõ ràng.

Theo ông Hugh White, không phải người Mỹ nào cũng lo lắng về một "cuộc Chiến tranh Lạnh" với Trung Quốc nếu nó xảy ra, bởi họ cho rằng đây là cuộc chiến mà Washington sẽ dễ dàng giành chiến thắng. Hầu như người ta nhìn thấy rất ít nỗ lực trong việc hình thành một chiến lược kiềm chế Trung Quốc, từ những nghiên cứu chính sách của các viện nghiên cứu đến Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA) gần đây của Quốc hội đều cho rằng Mỹ có thể giải quyết những thách thức từ phía Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận của Mỹ đều xoay quanh việc thắt chặt quan hệ với đồng minh, giữ vai trò là một đối tác chủ động, triển khai quân sự hay phát triển kinh tế... Đó là những gì Mỹ đang nói và đang làm trong những năm qua nhưng thực tế là không có biện pháp nào trong số đó kiềm chế được sức ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Chuyên gia Hugh White nhận định Mỹ đã đánh giá thấp Trung Quốc và đó là một sai lầm lớn, phản ánh sự hiểu lầm nghiêm trọng của Mỹ về quyền lực và tham vọng của Trung Quốc. Khi các vấn đề liên quan đến Trung Quốc được hiểu đúng đắn và được xem xét cụ thể, rõ ràng Mỹ đang phải đối mặt với một thách thức lớn và không dễ giải quyết. Cũng theo nhà phân tích này, một cuộc Chiến tranh Lạnh mới thậm chí sẽ khó khăn, nguy hiểm và tốn kém không kém gì cuộc Chiến tranh Lạnh từng xảy ra.

Đằng sau cuộc đối đầu Mỹ - Trung

Như vậy, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung thực sự nên được hiểu như thế nào? Các quan chức Mỹ, cũng giống như Phó Tổng thống Mike Pence tại Hội nghị Munich gần đây đều khẳng định rằng vấn đề của Mỹ với Trung Quốc nằm ở các chính sách cụ thể ở Bắc Kinh, chẳng hạn như tham vọng của Trung Quốc với các vùng biển trong khu vực hay những chính sách kinh tế thiếu công bằng.

Nếu thực sự vấn đề căng thẳng Mỹ - Trung nằm ở đó thì chỉ cần thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ các chính sách này và sau đó mọi việc sẽ lại được giải quyết, cũng như quan hệ hai nước sẽ lại trở nên tốt đẹp. Tuy nhiên, điều đáng nói là Trung Quốc không dễ từ bỏ và vấn đề giữa hai quốc gia cũng không chỉ có vậy.

Vấn đề ở đây là Mỹ muốn trở thành quốc gia có tầm ảnh hưởng vượt trội ở Đông Á và Trung Quốc thì muốn thay thế vị trí này. Đó là cuộc cạnh tranh thực sự - cuộc cạnh tranh giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới để giành vai trò lãnh đạo trong khu vực năng động nhất thế giới. So với điều này, những tranh cãi hiện nay về luật biển hay quyền sở hữu trí tuệ có vẻ như "không thấm tháp gì".

Một vấn đề nữa là, trả lời cho câu hỏi ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ không phải là điều đơn giản vì cả Washington và Bắc Kinh đều cho rằng mình mới thực sự là chủ thể có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Á. Nếu như Mỹ cho rằng Mỹ duy trì ảnh hưởng ở châu Á như một lẽ tự nhiên và phù hợp thì Trung Quốc lại cho rằng điều ấy là không thể chấp nhận được.

Để hiểu vì sao Trung Quốc lại nhìn nhận đây là điều không thể chấp nhận được, cần xem xét lại một đánh giá thận trọng của Henry Kissinger cách đây nhiều năm,  rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thực chất được điều hướng bởi sự tương đồng giữa 2 quốc gia nhiều hơn là những khác biệt, đặc biệt là sự tương đồng khi cả hai đều coi mình là những chủ thể quốc tế có ảnh hưởng vượt trội.

Theo ông Hugh White, chỉ cần đặt ra giả thuyết liệu Mỹ sẽ cảm thấy như thế nào nếu Trung Quốc chiếm ưu thế và ảnh hưởng ở bán cầu Tây như cách mà Mỹ chiếm ưu thế ở Đông Á, chúng ta sẽ hiểu Trung Quốc quyết tâm mạnh mẽ như thế nào trong việc "đẩy" Mỹ khỏi khu vực và thay thế vị trí của Washington ở đây.

Sức mạnh của Trung Quốc là trở ngại lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt hiện nay và trở ngại này thậm chí sẽ ngày càng khó khăn hơn. Giống như mọi quốc gia, nền tảng cho sức mạnh của Trung Quốc là nền kinh tế và hiện nay kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn và phát triển mạnh hơn, theo đánh giá của ông Hugh White thì tương đương với Mỹ và lớn hơn cả Liên Xô ở thời kỳ đỉnh cao.

Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm giữ vai trò “đầu tàu thế giới" nhưng nó thực sự biến Trung Quốc trở thành một "trở ngại khó khăn" với Mỹ và đặt ra câu hỏi rằng liệu Mỹ có thực sự thành công trong việc tiếp tục giữ một trật tự mà Washington từng thiết lập ở châu Á hay không, trong bối cảnh Bắc Kinh đang ngày càng quyết tâm để thay thế vị trí này.

Kiều Anh/VOV



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá
Hàn Quốc được đánh giá là thị trường quốc tế có lượng khách đến Việt Nam đông nhất, chính vì vậy, quốc gia này trở thành mảnh “đất vàng” đầy tiềm năng mà ngành du lịch nhiều địa phương trong nước mong muốn khai thác một cách hiệu quả. Tại Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng khách Hàn Quốc đến tham quan, trải nghiệm bắt đầu đông dần, đứng thứ 3 về số lượng khách quốc tế đến tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (4/4)
    2 giờ trước Bạn đọc
    Về lại chiến khu Lê!; Tình yêu Bình Thuận; Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá; Ai bánh tráng mắm ruốc không?; Điểm tựa chăm sóc sức khỏe ở Trường Sa; Gieo “hạt giống đỏ” từ các trường học; Gác cu “thú ngu” tao nhã;...
  • Đại chiến thành London
    3 giờ trước Thể thao
    Trận derby thành London giữa Chelsea và Tottenham, là cặp đấu muộn nhất tại vòng 30 Giải Ngoại hạng Anh (Premier League). Chelsea đứng trước cơ hội bảo vệ vị trí trong top 4. Còn Tottenham một cú sảy chân sẽ khiến vị trí huấn luyện...
  • Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá
    3 giờ trước Du lịch
    Hàn Quốc được đánh giá là thị trường quốc tế có lượng khách đến Việt Nam đông nhất, chính vì vậy, quốc gia này trở thành mảnh “đất vàng” đầy tiềm năng mà ngành du lịch nhiều địa phương trong nước mong muốn khai thác một cách hiệu quả....
  • Tư vấn tâm lý học đường: “Chìa khóa” gỡ rối cho các em!
    3 giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
  • Những mục tiêu trong đời
    3 giờ trước Đời sống
    Đời sống xã hội có biết bao người. Mỗi người là một thế giới riêng biệt, khác nhau về thể chất, tư duy, về tình cảm, lối sống… Mỗi người sống với những mục tiêu khác nhau. Xác định những mục tiêu trong đời mình là tự bản thân của mỗi...
  • Gác cu “thú ngu” tao nhã
    3 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Dân gian ta có câu “Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. “Nghề” gác cu được xếp vị trí thứ 3 tức “đệ tam ngu”. Mấy cái ngu như làm mai, lãnh nợ thì hệ quả đã rõ ràng, còn như gác cu, dù là “tam ngu” nhưng xem ra...
  • Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - người đi tìm ngọc, đã về miền mây trắng
    3 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều công trình biên khảo, nghiên cứu về dân ca Việt Nam đặc biệt có giá trị, người khai sinh ra những ca khúc nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sau ngày hòa bình lập lại đã về miền mây...
  • Điểm tựa chăm sóc sức khỏe ở Trường Sa
    3 giờ trước Y tế
    Mang trên vai sứ mệnh chăm sóc sức khỏe, sự hiện diện của các trung tâm y tế, bệnh xá và đội ngũ y, bác sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã giúp quân dân ta thêm yên tâm công tác, lao động, đồng thời cũng là điểm tựa để ngư...
  • Tình yêu Bình Thuận
    3 giờ trước Văn học nghệ thuật
    Nhắc đến Bình Thuận sao tôi cảm thấy nhớ vô cùng. Nhớ về lần đi du lịch ấy, cảnh sắc của Bình Thuận làm tôi nhớ mãi không quên. Và cũng nhờ lần du lịch đó tôi đã trở thành con dâu của Bình Thuận nơi giờ đây tôi đã sống.
  • Về lại chiến khu Lê!
    3 giờ trước Kinh tế
    “Rừng Ô Rô đã biến thành khu lịch sử; Nước Bàu Thiêu pha máu đỏ chống quân thù”. Tháng tư lịch sử, chúng tôi trở lại xã Hồng Phong, một trong những vùng căn cứ cách mạng của Bình Thuận trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...
  • “Lưới trời” tuy thưa mà khó thoát
    3 giờ trước Pháp luật
    Ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, 2 đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng các cán bộ, chiến sĩ Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận vẫn ngày đêm truy tìm dấu vết, lần...
  • Quý I/2025: Đảng bộ tỉnh kết nạp được 282 đảng viên mới
    3 giờ trước Chính trị
    Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong 3 tháng đầu năm 2025 toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 282/2.000 đảng viên đạt tỷ lệ 14,10% chỉ tiêu đề ra, vượt 34 đảng viên so với cùng kỳ năm 2024.
  • Gieo “hạt giống đỏ” từ các trường học
    3 giờ trước Chính trị
    Công tác phát triển Đảng trong học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo. Nhiều trường THPT đã chú trọng đào tạo học sinh THPT phát triển một...
  • Đêm ca nhạc ân tình tháng 4 ở Tánh Linh
    3 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Huyện Tánh Linh trước đây là nơi đất rộng người thưa. Sau năm 1975 nhiều bà con từ khắp mọi miền đất nước đến lập nghiệp, đến nay nhiều người trở nên giàu có nhưng vẫn còn hộ nghèo khó. Nhân kỷ niệm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công...
  • Lối ra cho nhà ở thương mại
    3 giờ trước Vấn đề và sự kiện
    Những bất cập trong thực hiện dự án nhà ở thương mại đã có lối ra, khi những “rào cản” đã được tháo gỡ. Trên thực tế triển khai các dự án nhà ở thương mại từ 10 năm trước cho đến nay, có nhiều ý kiến cho rằng đã và đang có sự thiếu...
  • Rashford trở lại, sẽ lợi hại hơn xưa
    10 giờ trước Thể thao
    Trước kỳ chuyển nhượng mùa đông, Rashford buộc phải lựa chọn ở lại Man UTD để “làm mòn” băng ghế dự bị hay ra đi để lấy lại niềm tin và động lực thi đấu. Cuối cùng anh đã quyết định rời đi. Aston Villa - nơi anh đến đang giúp cho Rashford...
  • Những con số ấn tượng kỳ tuyển sinh đại học của UPT
    11 giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Với thế mạnh quan hệ hợp tác rộng rãi cùng phần lớn công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Trường Đại học Phan Thiết (UPT) đảm bảo có thể đem đến cho người học những điều kiện tốt nhất để học tập, thực hành, kiến tập, thực tập...
  • Thời tiết tỉnh Bình Thuận đêm 3/4 và ngày 4/4
    13 giờ trước Dự báo thời tiết
    ​BTO-Đêm nay và ngày mai, khu vực Bình Thuận chịu ảnh hưởng của rìa xa phía nam áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trường gió Đông Bắc có cường độ trung bình đến mạnh.
  • Làm thế nào để không “sập bẫy” thủ đoạn giả mạo cơ sở du lịch của đối tượng lừa đảo?
    16 giờ trước Pháp luật
    BTO-Trước thực trạng đối tượng sử dụng thủ đoạn lập ra các website, trang fanpage giả mạo các cơ sở du lịch để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra những khuyến cáo cụ thể đối với du khách...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Chiến tranh Lạnh” Mỹ - Trung: Căng thẳng đến từ sự tương đồng