Theo dõi trên

Để ngân hàng chính sách có khả năng tự chủ

09/12/2024, 05:22

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, được tổ chức vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các nhiệm vụ rất cụ thể.

Tăng hạn mức phát hành trái phiếu

Trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả hơn nữa các chủ trương, quan điểm của Đảng về chính sách xã hội theo Nghị quyết số 42-NQ/TW/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 theo Quyết định số 05/QĐ-TTg/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

ngan-hang-1-.jpg

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khẩn trương: Xây dựng, trình ban hành các Nghị định về tổ chức, hoạt động của NHCSXH trên cơ sở phát huy kết quả đạt được, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở; rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững. Cấp đủ vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý, bảo đảm nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Tạo điều kiện để NHCSXH được tiếp cận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm tăng cường nguồn lực để thực hiện mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn tới. Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh kế cho người dân có mức sống trung bình, làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng, tài chính, lao động, tiền lương nhằm tạo điều kiện cho NHCSXH có khả năng tự chủ, phát triển ổn định, lâu dài, bền vững, đủ năng lực để thực hiện hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội nhưng phải phù hợp quy mô, khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng.

ngan-hang-2-.jpg

Ưu tiên ngân sách ủy thác

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội. NHCSXH tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực dự báo, phân tích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để xây dựng đội ngũ cán bộ có uy tín, phong cách làm việc tiên tiến, hiện đại, tận tâm, tận tụy, gần dân, phục vụ người dân. Tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được, kinh nghiệm trong triển khai thực hiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại, nỗ lực hơn nữa, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, đáp ứng sự tin tưởng của Nhân dân, khẳng định được sứ mệnh và trách nhiệm xã hội to lớn trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân... Tại Bình Thuận, đến tháng 11/2024, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở 252 hộ với số tiền 10.052 triệu đồng (mức tối đa 40 triệu đồng xây dựng nhà ở); cho vay hỗ trợ chuyển đổi nghề 615 hộ với số tiền 47.300 triệu đồng. Chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể đã tích cực chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách đến người dân. Hầu hết các nguồn vốn giải ngân đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Nhờ có nguồn vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương luôn quan tâm, thực hiện đầy đủ chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi; nhiều tổ chức tham gia quản lý vốn chấp hành tốt quy trình, thủ tục cho vay, giúp hộ nghèo, sinh viên tiếp cận nguồn vốn. Được biết, tới đây NHCSXH tỉnh tiếp tục phối hợp với sở, ngành, địa phương rà soát những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận vốn tín dụng chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội.

TUẤN KHÔI


(0) Bình luận
Bài liên quan
Cần giải quyết nguy cơ thất thoát và lãng phí tài sản công
BTO-Sáng 6/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, HĐND tỉnh đã tiến hành chất vấn trực tiếp Giám đốc Sở Tài chính Phan Thế Hanh liên quan Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Một số nội dung được các đại biểu quan tâm là công tác quản lý và xử lý tài sản công chưa hiệu quả. Nhiều tài sản không còn sử dụng lâu dài nhưng vẫn chưa được xử lý hoặc sắp xếp hợp lý. Việc quản lý chưa chặt chẽ, không đảm bảo quy định, dẫn đến nguy cơ thất thoát và lãng phí tài sản công.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để ngân hàng chính sách có khả năng tự chủ