Theo dõi trên

Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng

18/05/2023, 07:21

Phát triển nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, hướng đến xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao, bền vững. Đó là mục tiêu của Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo đề án, Bình Thuận phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ của toàn tỉnh đạt khoảng 1,5 - 2% và đến năm 2030 đạt 2,5 - 3% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1 - 1,3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh và đến năm 2030, con số này đạt khoảng 2 - 3%. Cùng với đó, diện tích nuôi thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1 - 1,2% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh vào năm 2025 và 2,5 - 3% vào năm 2030.

Kiểm tra đồng lúa chất lượng cao.

Tỉnh đã đề ra định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng đến năm 2030 như: lúa (3.000 ha), rau đậu (350 ha), thanh long (1.250 ha), sầu riêng (500 ha)… tại các vùng chuyên canh nông nghiệp như: Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam… Đề án này cũng đặt mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt đạt chuẩn hữu cơ quy mô 6.000 con; đàn heo hữu cơ 6.800 con; 80 ha nuôi trồng thủy sản hữu cơ với các loại thủy sản bản địa, đặc sản. Ngoài ra, tỉnh còn hướng tới mục tiêu phát triển lâm sản hữu cơ với việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, khai thác các sản phẩm tự nhiên có từ rừng…

Chăn nuôi bò tại xã vùng cao Hàm Thuận Nam.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân các chính sách pháp luật, các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong sử dụng; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và nhà quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát, chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp hữu cơ và tập huấn, chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm hữu cơ…

Trang trại chăn nuôi heo tập trung.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm.

ĐÌNH HÒA


(0) Bình luận
Bài liên quan
Mô hình nuôi heo cỏ địa phương ở vùng cao Hàm Thuận Bắc
Hiện nay, tại các xã La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến của vùng cao huyện Hàm Thuận Bắc giống heo cỏ (hay còn gọi là heo đen) đang được người dân nơi đây phát triển, tạo ra thu nhập ổn định. Đặc biệt, những địa phương này còn có hẳn chính sách hỗ trợ giống để người dân bảo tồn, phát triển mạnh giống heo này.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng