Theo dõi trên

Đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội

20/06/2023, 05:44

Nhận thức được điều đó, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 07, ngày 3/10/2011 của Tỉnh ủy (khóa XII) về xây dựng và phát triển đô thị đến năm 2020, trách nhiệm, năng lực quản lý về quy hoạch, xây dựng của các cơ quan chuyên môn có chuyển biến tích cực hơn, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác quy hoạch chậm đổi mới

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt thấp hơn mục tiêu đề ra; kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển dân số và kinh tế đô thị. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Năng lực quản lý đô thị, kiến thiết thị chính còn yếu, chậm được đổi mới. Nguyên nhân chủ quan là do, nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững trong cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ. Công tác quy hoạch đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị còn thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý sai phạm, tiêu cực chưa kịp thời và nghiêm minh; sai phạm về quản lý đất đai trong phát triển đô thị diễn biến phức tạp...

z4199440536845_3d2c2e02f4d508a2f504824513b8b027.jpg
Đường Lê Duẩn - TP. Phan Thiết (ảnh: N. Lân)

Xác định đô thị hóa là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới, do đó phải thống nhất nhận thức và hành động trong quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị tăng trưởng xanh, văn minh, giàu bản sắc. Phải có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị. Đổi mới tư duy, phương pháp quy hoạch, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển. Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ và tình trạng “dự án treo”, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

dsc_9889.jpg
Cửa ngõ dẫn ra khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né (ảnh: N. Lân)

Nâng cao chất lượng đô thị hóa

Theo đó, mục tiêu thời gian tới sẽ xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu về phát triển đô thị theo quy hoạch trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của địa phương. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40 - 45%. Tỷ lệ đất xây dựng trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9%. Toàn tỉnh có 15 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Phan Thiết), 1 đô thị loại III (thị xã La Gi), 3 đô thị loại IV (thị trấn: Phan Rí Cửa, Liên Hương, Võ Xu), 10 đô thị loại V (Chợ Lầu, Lương Sơn, Phú Long, Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Nghĩa, Tân Minh, Lạc Tánh, Đức Tài, Phú Quý). 100% các đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các khu vực nội thị của các đô thị loại III trở lên...

vong-xoay-tuong-dai-chien-thang-phan-thiet-anh-n.-lan-3-.jpg
Đô thị loại 2 - thành phố Phan Thiết (ảnh: N .Lân)

Để hiện thực hóa các chỉ tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp cụ thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng. Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị bền vững và đồng bộ về mạng lưới. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị...

cao-toc-phan-thiet-dau-giay-anh-n.-lan-1-.jpg
Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng (ảnh: N Lân)

M. VÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đô thị hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội