Theo dõi trên

Đòi hỏi đổi mới về tuyên truyền phổ biến pháp luật

17/08/2016, 09:10

BT - Hiện nay, một bộ phận người dân vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng vi phạm pháp luật, bất chấp nguy hiểm. Bên cạnh đó, cũng có không ít người thực hiện hành vi phạm pháp nhưng đến khi cơ quan chức năng “sờ gáy” mới biết sai phạm của mình...

Để nâng cao hiểu biết cho người dân về pháp luật, các ngành, các cấp trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các hội thi, tọa đàm, hòa giải, trợ giúp pháp lý, phương tiện thông tin đại chúng. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay có 150.000 bộ tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được cấp phát rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Hội Luật gia tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp tổ chức trên 1.320 cuộc tuyên truyền những quy định về lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, đất đai, hôn nhân gia đình. Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tổ chức 1.230 cuộc phổ biến các luật, bộ luật cho cán bộ, hội viên, nông dân. Các cấp bộ Đoàn tổ chức 206 đợt hoạt động tuyên truyền pháp luật; tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả mô hình “Đội tuyên truyền thanh niên”, “Câu lạc bộ phòng chống ma túy”, “Đội thanh niên tình nguyện tư vấn pháp lý”. Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức; lực lượng vũ trang; các chức sắc, tôn giáo; đồng bào dân tộc; người lao động, người sử dụng lao động. Nhờ vậy, việc cập nhật kiến thức pháp luật của người dân được nhanh chóng, kịp thời; giúp người dân hiểu và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

         
   

      

      Tuyên truyền phổ biến    pháp luật thông qua các hội thi (ảnh minh họa).

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn tái diễn, những vấn đề “nóng” như mua bán, sản xuất thực phẩm bẩn, san chiết gas trái phép, đánh bắt hải sản trên vùng biển nước ngoài, sử dụng chất nổ khi đánh bắt cá, phá rừng… vẫn xảy ra và có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, bên cạnh ý thức chủ quan của người dân thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, nhất là ở những nơi trọng điểm về vi phạm pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở có lúc chưa kịp thời; kỹ năng, kinh nghiệm tuyên truyền trong cộng đồng dân cư của đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến pháp luật còn hạn chế nên chưa tạo hiệu ứng lan tỏa rộng vào thực tế. Nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa có sự đổi mới nên chưa đến được nhiều đối tượng cần phổ biến, chưa thu hút được sự quan tâm của nhân dân.

Thời gian tới, bên cạnh sự chủ động và phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành trong triển khai các hoạt động phổ biến pháp luật, cần thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên. Đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình thông tin dư luận để kịp thời định hướng; không ngừng đổi mới hình thức phổ biến pháp luật. Nội dung tuyên truyền phải cô đọng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, thời điểm, tránh dàn trải, chú trọng đến lĩnh vực nhân dân cần và quan tâm…                        

TẤN THÀNH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đòi hỏi đổi mới về tuyên truyền phổ biến pháp luật