Theo dõi trên

Đông Giang đổi thay từng ngày

10/01/2024, 05:29

Bình Thuận là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đang dần “thay da đổi thịt”.

dsc_2304.jpg
Hệ thống giao thông vùng cao, miền núi ngày càng tốt hơn
dsc_2404.jpg
Trường TH &THCS Đông Giang

Đông Giang là 1 trong 3 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hàm Thuận Bắc với phần lớn là đồng bào K’ho, Raglai sinh sống. Từ khi đèo Đông Giang được hạ thấp độ cao, mở rộng 2 làn xe cùng với hệ thống an toàn giao thông tốt hơn, tuyến đường kết nối từ trung tâm huyện Hàm Thuận Bắc đến với xã Đông Giang dường như được rút ngắn.

dsc_2401.jpg
dsc_4319.jpg

Theo Ban Dân tộc tỉnh, hiện nay, 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm xã, điện lưới quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông phủ đều khắp. Tỉnh đã quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, 17 xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

dsc_2333.jpg

Ông K’ Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đông Giang cho biết: Ngoài các cây trồng chủ lực như: lúa, bắp, đậu xanh, hiện nay Đông Giang đã hướng người dân chuyển đổi các diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả, đất bạc màu sang các loại cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, mít, bưởi, chuối kết hợp nuôi heo đen… Toàn xã đã chuyển đổi hơn 10 ha cây trồng. Bước đầu, cách làm này mang lại hiệu quả, cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết tại địa phương, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Năm 2023, xã Đông Giang đã thực hiện vượt 110% chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo do huyện đề ra; cụ thể, có 49 hộ thoát nghèo. Toàn xã còn 123 hộ nghèo. Trong thời gian tới, xã Đông Giang sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân chuyển đổi một số diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng mía. Để góp phần tăng thu nhập cho nông dân, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, chính quyền địa phương phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản xuất mía với diện tích dự kiến 40 ha.

Trung tâm Dịch vụ miền núi tỉnh cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 11 cửa hàng ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, 13 đại lý ở các thôn dân tộc thiểu số xen ghép. Các cửa hàng, đại lý cung ứng kịp thời mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào với tổng giá trị trên 16 tỷ đồng/năm.

Theo Ủy ban nhân dân xã Đông Giang, sự quan tâm đầu tư về hạ tầng, giao thông đã tạo đà vực dậy một vùng cao nghèo khó, góp phần giúp đồng bào nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.

ĐÌNH HÒA


(0) Bình luận
Bài liên quan

Họp mặt chức sắc các tôn giáo, dân tộc, người tiêu biểu đầu năm 2024
Sáng nay (5/1), tại Khu căn cứ Tỉnh uỷ (xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc), Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức hội nghị Họp mặt chức sắc các tôn giáo, dân tộc, người tiêu biểu đầu năm 2024.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đông Giang đổi thay từng ngày