Theo dõi trên

Du lịch Bình Thuận: Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững

13/11/2024, 18:03

‏“‏Cụm từ “xanh hóa” dù được nhắc đến rất nhiều trong cộng đồng thời gian gần đây, nhưng ‏“‏xanh hóa” thế nào là đúng, là tốt thì không phải ai cũng nắm rõ. Đối với du lịch cũng vậy, du lịch xanh đang trở thành một xu hướng quan trọng và hấp dẫn, đồng thời đó cũng là một cơ hội để bảo vệ tài nguyên tự nhiên, duy trì cân bằng môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này, cần đối mặt với những thách thức và cần có những giải pháp đúng đắn”.

Nội dung này được ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại Hội thảo ‏“‏Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” vừa mới được tổ chức tại Bình Thuận.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho biết: thời gian qua, phát triển bền vững đã trở thành trọng tâm ca chính sách phát triển ở hầu hết các quốc gia và trở thành xu thế tất yếu trong tương lai. Ở nước ta, phát triển bền vững là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nền kinh tế hướng tới. Về cơ bản, phát triển bền vững cần đảm bảo sự cân bằng giữa 3 trụ cột chính: Kinh tế, xã hội và môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. ‏“‏Trên cơ sở định hướng đó, chính quyền, doanh nghiệp và người dân tỉnh Bình Thuận đã và đang đẩy mạnh chính sách ‏“‏xanh hóa”, trong đó chú trọng vào ngành du lịch. Với quyết tâm, định hướng phát triển du lịch ‏“‏xanh”, bền vững, năm 2023 tỉnh Bình Thuận vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong 3 ba trụ cột kinh tế của tỉnh, từ đó tạo tiền đề phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, gắn liền với yếu tố bền vững, bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Minh nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Bình Thuận đã khuyến khích và tạo điều kiện giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng thay thế, chuyển đổi số nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường, thích ứng nhanh chóng với xu thế toàn cầu. Đáng chú ý ngày 29/5/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1114/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với quan điểm sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền. ‏“‏Các doanh nghiệp được tuyên truyền, được kêu gọi rất nhiều về việc xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh, nhưng thực tế, lộ trình đó bắt đầu từ đâu và đi như thế nào thì doanh nghiệp lại không được hướng dẫn kỹ càng. Điều này dẫn đến tình trạng, có điều kiện nhưng không thể tận dụng để chuyển đổi xanh hoặc tiến hành chuyển đổi xanh nhưng không được như kỳ vọng. Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp chuyển đổi xanh còn khá thấp, các mô hình về du lịch xanh cũng còn manh mún, chưa có nhiều đột phá và hoạt động đầu tư vào các dự án xanh cũng còn nhiều điểm chưa nổi bật”, ông Minh chia sẻ. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ông Minh cho rằng: phần lớn đến từ việc khung khổ quy định pháp luật và các chính sách riêng cho ngành du lịch còn nhiều điểm bất cập.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển mô hình du lịch xanh mang rất nhiều ý nghĩa với tỉnh Bình Thuận, ông Minh kỳ vọng, du lịch xanh không chỉ giúp Bình Thuận bảo tồn và phát huy văn hóa, bản sắc địa phương; mà còn góp phần tạo nên hướng đi bền vững, xây dựng giá trị lâu bền cho chuỗi sản phẩm du lịch, kích cầu cho nền kinh tế cả nước. ‏“‏Chính quyền, doanh nghiệp và người dân tỉnh Bình Thuận đang cố gắng nghiên cứu, đầu tư xây dựng những chiến lược phù hợp nhất để đưa du lịch tỉnh nhà đi theo định hướng tăng trưởng xanh và sau đó là chuyển đổi kép, kết hợp giữa xanh - số hóa”, ông Minh nhấn mạnh.

Có thể khẳng định, Bình Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch khác nhau, như: Nghỉ dưỡng, tham quan dã ngoại, du lịch thể thao giải trí (lướt ván buồm, lướt ván diều, thuyền buồm, golf…), du lịch hội nghị, du lịch tín ngưỡng gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống,… Đặc biệt, Bình Thuận còn có lợi thế về rừng, hồ, núi, thác,… rất thích hợp để xây dựng những tour du lịch ‏“‏xanh” vừa gần gũi với thiên nhiên vừa mang tính độc đáo, hấp dẫn cho du khách đến tham quan và trải nghiệm. Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh, trong 10 tháng năm 2024, tỉnh đã đón khoảng 7.971,9 ngàn lượt khách, tăng 13,49% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lịch từ đầu năm tới nay ước đạt 21.240,9 tỷ đồng, tăng 13,98% so với cùng kỳ năm trước. Lượng du khách đến với Bình Thuận ngày càng gia tăng nhờ sự đổi mới các sản phẩm du lịch theo hướng “xanh hóa”. 

THANH NHÀN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch
Việc đề xuất đặt hàng đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025 vừa được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia thực hiện. Các đề tài nghiệm thu, ứng dụng sẽ góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Du lịch Bình Thuận: Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững