Theo dõi trên

EU tính cấm tuyệt đối khí đốt Nga

06/05/2025, 14:56

EU đang cân nhắc cấm tuyệt đối khí đốt Nga vào năm 2027.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang vào năm 2022, EU đã cắt đứt nhập khẩu khí đốt từ nhà cung cấp lớn nhất trước đây của mình. Mặc dù khối lượng giảm đáng kể nhưng Nga vẫn là nguồn cung cấp lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn cho châu Âu qua đường ống dẫn khí TurkStream - tuyến đường ống dẫn khí từ Nga qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 6 tới, EU có kế hoạch đề xuất lệnh cấm các hợp đồng khí đốt mới và giao dịch mua tại chỗ với Nga – dự kiến các đề xuất này sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2025.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) cũng sẽ áp dụng nhiều biện pháp để loại bỏ dần lượng khí đốt và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) còn lại của Nga theo hợp đồng dài hạn đã ký trước đó. Theo đó, thời gian để xử lý và chuyển đổi hợp đồng sẽ kéo dài đến cuối năm 2027.

Trước đó, đề xuất cấm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đã từng được đưa ra trong các cuộc đàm phán về gói trừng phạt thứ 16 của EU nhưng đã bị hủy bỏ do sự phản đối của một số quốc gia thành viên.

screenshot_1746518213.png

Tàu vận chuyển LNG đến Đức. Ảnh: RT

Theo Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ tiếp tục nhập khẩu khối lượng lớn LNG của Nga, chiếm 85% lượng LNG nhập khẩu của châu Âu từ quốc gia bị trừng phạt này. Năm 2024, Nga cung cấp 17,5% LNG cho khối EU, chỉ đứng sau Mỹ (45,3%).

Theo Bloomberg, lệnh cấm của EU có thể tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho xuất khẩu LNG của Mỹ. Washington từ lâu đã thúc giục EU giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và mô tả LNG của Mỹ là "các phân tử tự do".

Tuy nhiên, việc cấm LNG của Nga có thể làm suy yếu vị thế của châu Âu trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, nơi Brussels đang tìm cách sử dụng năng lượng nhập khẩu làm đòn bẩy để dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa của EU.

Trong khi đó, một số lãnh đạo của EU lại muốn quay lại sử dụng khí đốt giá rẻ của Nga trong bối cảnh khủng khoảng sản xuất đang ngày càng trầm trọng.

Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ vẫn là đối tác cung cấp năng lượng đáng tin cậy của EU. Ngoài ra, Nga cũng đã nhiều lần lên án các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại của phương Tây nhắm vào hoạt động xuất khẩu của họ là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Nước này cũng đã chuyển hướng xuất khẩu thành công sang các thị trường “thân thiện” hơn.

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ
Trong bối cảnh tình hình căng thẳng với Ấn Độ đã leo đến đỉnh điểm, Pakistan đã chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) triệu tập một cuộc họp kín khẩn cấp để thảo luận về "môi trường khu vực đang xấu đi nhanh chóng" và "nguy cơ leo thang nghiêm trọng tại Jammu và Kashmir, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực cũng như toàn cầu".
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU tính cấm tuyệt đối khí đốt Nga