Theo dõi trên

G24: Không yên ổn sau đại dịch Covid và kêu gọi hỗ trợ

23/10/2022, 10:29

Nhóm liên chính phủ của 24 nước về các vấn đề tiền tệ quốc tế và phát triển toàn cầu (G-24) thúc giục các tổ chức tài chính toàn cầu đối phó với hàng loạt khủng hoảng sau đại dịch Covid-19.

yvhkfqevajwt4o42xfzepw2ddi.jpg
Một người đàn ông bán bánh mì ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ.

G24 cho biết trong một tuyên bố, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu với nhiều doanh nghiệp khắp thế giới đóng cửa, làm suy yếu triển vọng phát triển kinh tế, gây nên nhiều cuộc khủng hoảng kép.

Tình trạng đói nghèo, khan hiếm nước, chi phí sinh hoạt, và mất an toàn năng lượng, lương thực gia tăng một cách báo động, đào sâu thêm những thách thức nền kinh tế toàn cầu, làm tổn thương các nước nghèo đói.

Alvaro Gonzalez Ricci – Thống đốc ngân hàng của Cộng hòa Guatemala và chủ tịch G24 phát biểu trong cuộc thảo luận về tình hình hiện nay, “Rõ ràng nhiều vấn đề bất ổn sau “cơn bão Covid-19”. Điều kiện tài chính trở nên tồi tệ hơn”.

G24 là một nhóm quốc gia hợp tác làm việc cùng nhau về vấn đề tiền tệ quốc tế và phát triển toàn cầu. Tập trung vào một số vấn đề trong chương trình nghị sự của Ủy Ban Tài chính và Tiền tệ quốc tế và Ủy ban Phát triển cũng như các diễn đàn quốc tế có liên quan khác.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023 và cảnh báo khủng hoảng chi phí sinh hoạt khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng do cuộc chiến ở Ukraine...

IMF ước tính kinh tế toàn cầu của năm 2022 vẫn ổn định ở mức 3.2%, giảm so với mức tăng trưởng 6% vào năm 2021.

Ước tính này được đưa ra sau những dự đoán thảm khốc tương tự từ Liên Hiệp Quốc, và nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế giới. IMF đã báo cáo trên Tweet: “Kinh tế toàn cầu ngày càng giảm tốc do lạm phát cao hơn dự kiến, kinh tế Trung Quốc suy yếu nhanh hơn dự kiến do sự bùng phát Covid-19 và các cuộc phong tỏa, cũng như tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine là những lý do chính của cuộc khủng hoảng kinh tế đang sắp xảy ra.

G24 cũng cho biết, cuộc chiến giữa Nga - Ukraine đã khiến cho nguồn cung cấp lương thực bị gián đoạn, thiếu hụt phân bón, năng lượng leo thang làm tồi tệ thêm vấn đề lạm phát. Nó cũng làm tăng áp lực cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương.

Suy thoái sẽ làm tăng những thách thức, G24 kêu gọi các ngân hàng phối hợp đối phó với lạm phát để tránh tác động bất lợi cho các nước đang phát triển và mới nổi.

Các thành viên của G24 đã kêu gọi IMF, Ngân hàng thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác quan tâm hỗ trợ tài chính cho các nước có thu nhập thấp và các nền kinh tế yếu...

NINH CHINH (THEO THENATIONALNEWS)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đảm bảo nguồn lương thực trước khủng hoảng toàn cầu
Sau hơn 2 năm chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, thế giới lại tiếp tục phải đương đầu với những bất ổn về an ninh năng lượng khi giá dầu thô tăng cao và mối đe dọa ngày càng hiện hữu của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
G24: Không yên ổn sau đại dịch Covid và kêu gọi hỗ trợ