Theo dõi trên

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

05/11/2019, 10:36

BT- Giáo dục kỹ năng sống là trang bị kiến thức về cuộc sống cho học sinh nhằm giúp các em có ý thức và niềm tin để thay đổi. Theo đó, học sinh cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày và để những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt.

Do đặc điểm học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao lưu văn hóa và kỹ năng sống còn hạn chế. Do vậy, các trường đã quan tâm giáo dục cho học sinh một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ dẫn đến hành vi có hại cho sức khỏe. Ngoài việc học tập trên lớp, nhà trường còn hướng dẫn, tổ chức cho các em vừa học vừa chơi, tham gia ca múa hát tập thể, các hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao, đọc sách giúp các em rèn luyện sức khỏe, biết yêu quý sức khỏe của bản thân mình, đồng thời cũng tạo cho các em tinh thần thoải mái sau mỗi giờ học căng thẳng. Các trường cũng đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Từ những hoạt động giáo dục kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe cho học sinh là người dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đã có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để có một cuộc sống tốt hơn.

Huyện Bắc Bình là địa phương có địa bàn miền núi rộng với hơn 30 trường thuộc xã đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào còn thấp, đặc biệt là giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chậm hơn so với mặt bằng chung. Với địa hình phức tạp, các thôn cách xa trung tâm xã, việc đi lại, học tập của học sinh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Bình được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Từ đó, kết quả về chất lượng giáo dục luôn đạt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt là với chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước đối với học sinh dân tộc, nhất là khi có Nghị quyết Trung ương 7 về công tác dân tộc, chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh dân tộc. Theo đó, số học sinh dân tộc có học lực trung bình trở lên ở cấp tiểu học luôn đạt từ 99,9%, ở cấp THCS luôn đạt 99,5%. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chuyển lớp, chuyển cấp THCS luôn đạt 98% trở lên, trên 95% đối với cấp tiểu học.

Có thể khẳng định rằng, trong quá trình giảng dạy, sự thân thiện của giáo viên luôn là điều kiện cần thiết để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười, giáo viên đã tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, giao tiếp, trong cuộc sống, tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng và hiệu quả. Các trường ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn xây dựng môi trường ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc học tiếng Việt phù hợp. Xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp với những pano, khẩu hiệu có hình dáng, có màu sắc bắt mắt, đầu tư xây dựng thư viện thân thiện, trang bị nhiều sách, truyện, tranh phù hợp với lứa tuổi để các em đọc, xây dựng “văn hóa đọc” trong học đường… Nhờ đó, trình độ, kỹ năng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số được nâng cao. Các giải pháp cũng được thực hiện nhịp nhàng, khoa học, rất hiệu quả nên chất lượng dạy và học được nâng lên và có tính bền vững.

Việc triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học gắn với giáo dục kỹ năng sống luôn được giáo viên dạy cho các em biết tự quản lý tài sản cá nhân, biết tập thể dục buổi sáng, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Bên cạnh đó, các trường còn giáo dục cho học sinh kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết định, kỹ năng tự bảo vệ. Ngoài việc học tập trên lớp, thầy cô giáo còn hướng dẫn, tổ chức cho các em vừa học vừa chơi, tham gia ca múa tập thể, thể dục thể thao, đọc sách, giao lưu toán học tuổi thơ, vẽ tranh, tìm hiểu an toàn giao thông, trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp. Nhiều trường còn tổ chức cho học sinh viếng các nghĩa trang liệt sĩ, tham quan để mở mang kiến thức. Từ những hoạt động giáo dục kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe cho học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa đã có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để các em có một cuộc sống tốt hơn.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, thời gian tới ngành giáo dục cần phải tập trung hơn nữa vào những nhiệm vụ cơ bản như: Nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ học sinh về quyền học tập của trẻ em, về chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Thực hiện tuyên truyền để các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số coi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ của chính mình, là điều kiện đảm bảo để thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…

THANH QUANG



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số