Theo dõi trên

Giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Bài 2

26/06/2023, 05:29

Bài 2: Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đến hết năm 2023

Từ nay đến cuối năm 2023, UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành rà soát lại các chỉ tiêu, từ đó có giải pháp cụ thể, đề ra thời gian thực hiện rõ ràng và phân công nhiệm vụ cụ thể tới các sở, ban, ngành, địa phương quyết tâm hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

cai-thien.jpg
Cải thiện môi trường đầu tư tạo thuận lợi doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh. Ảnh: Ngọc Lân

Chú trọng giải ngân vốn đầu tư công

Việc quyết tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với phương châm “lấy đầu tư công để kích hoạt, dẫn dắt đầu tư tư”, xem đây là nhiệm vụ quan trọng từ nay đến hết năm 2023 với kỳ vọng đầu tư công sẽ trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công cho Bình Thuận 4.868.977 triệu đồng, kết quả giải ngân đến ngày 12/5 là 1.263.930 triệu đồng, đạt 26% kế hoạch vốn Chính phủ giao đầu năm và đạt 35% so với kế hoạch vốn được giao, cao hơn bình quân cả nước (4,45%), ước giải ngân đến 30/6 đạt 48,42% kế hoạch. Tại cuộc họp mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng yêu cầu: Khẩn trương hoàn thành phân khai chi tiết vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân hết vốn đầu tư công năm 2023. Đây là yêu cầu, mệnh lệnh của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh bởi liên quan đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chủ đầu tư trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ thanh toán đối với các hạng mục công trình đã có khối lượng, không chờ đến cuối năm... Cùng với đó, thực hiện tốt công tác thu ngân sách đặc biệt quan tâm nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn; đẩy nhanh tiến độ chấp thuận chủ trương đầu tư có các công trình dự án mới thu ngân sách. Đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất cụ thể để thu tiền sử dụng đất đối với các dự án và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác tạo quỹ đất sạch đấu giá, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Quyết liệt với nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Lưu ý những nhiệm vụ giải pháp những tháng còn lại năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã nhấn mạnh, phải rà soát các nhiệm vụ chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, đầu tư phát triển năm 2023 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, quyết tâm phấn đấu hoàn thành đạt cao nhất các chỉ tiêu đề ra.

Để phấn đấu hoàn thành, đạt cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023, UBND tỉnh tập trung thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Trong đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển, nhất là 3 trụ cột: công nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp: Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2, Tân Đức. Triển khai có hiệu quả các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh” gắn với chủ đề “Chỉnh trang đô thị, giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp”. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông - lâm - thủy sản và các sản phẩm lợi thế của tỉnh...

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các dự án đầu tư công; tập trung chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, nhất là các công trình trọng điểm. Rà soát rút gọn thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06 của Chính phủ; cải thiện nâng cao Chỉ số PCI, Chỉ số Par Index, Chỉ số PaPi, Chỉ số SiPas. Thường xuyên đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp bất động sản. Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là đất đai, rừng, khai thác khoáng sản, môi trường... Kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, không để bị động, bất ngờ...

Bài 1: Tận dụng tốt cơ hội để đột phá về kinh tế

THANH DUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Bài 1
Dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình thế giới, trong nước và nội tại tỉnh, nhưng kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh quý I/2023 tăng 9,86% xếp thứ 2/63 địa phương và 6 tháng tăng 7,76%, xếp thứ 11 cả nước, đã khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh từng bước phát huy hiệu quả.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Bài 2