Theo dõi trên

Hiểu đúng về quy định đốt pháo hoa

03/02/2021, 14:22

BT- Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo vừa đi vào cuộc sống (có hiệu lực kể từ ngày 11/1), người dân lo ngại dễ hiểu nhầm giữa loại pháo hoa cho phép và loại không cho phép. Ngành chức năng cần thường xuyên tuyên truyền để tránh sự hiểu lầm.

                
Pháo hoa đêm giao thừa. Ảnh: Ngọc Lân.

Lo ngại hiểu nhầm

Đã hơn 26 cái tết không pháo nổ trôi qua kể từ ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, người dân đã quen sống với việc không pháo nổ ấy. Thay vào đó là ngắm nhìn những chùm pháo tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời trong các chương trình bắn pháo hoa vào dịp lễ, tết được cấp phép bắn an toàn. Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 137 thay thế Nghị định  36/2009/NĐ-CP, trong đó cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật…

Nghị định có nhiều điểm mới đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của người dân. Nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thực tế của người dân, nhưng cũng có ý kiến lo ngại về nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm, an ninh trật tự. Đáng chú ý, không ít người đang hiểu lầm sẽ được đốt tất cả các loại pháo hoa. Tại cuộc họp tổng kết tình hình an ninh trật tự và tuyên truyền Nghị định 137 do Công an phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết vừa tổ chức tại trụ sở khu phố 8 của phường mới đây là điển hình, không ít người lo ngại tính quy định trong nghị định. Họ cho rằng dễ nhầm lẫn giữa loại pháo hoa cho phép và không cho phép. Ông Nguyễn Văn Sơn, khu phố 8 của phường cho biết: Nhà nước đã cấm thì cấm luôn, cho phép sử dụng pháo sẽ khó quản lý vì chúng đều là pháo hoa. Pháo hoa phát ra tiếng nổ thì cấm còn không có tiếng nổ thì cho phép, dễ nhầm lẫn khi mua sử dụng.

 Cần hiểu đúng

Chính vì vậy, ngành chức năng có trách nhiệm tuyên truyền để người dân hiểu rõ đâu là loại pháo được phép sử dụng và đâu là loại không được phép. Bởi trong thực tế vẫn còn một bộ phận người dân chưa hiểu rõ quy định, phần lớn chỉ biết mua về sử dụng.  Theo Nghị định 137, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Loại pháo hoa này an toàn không có thuốc pháo nổ, người dân có thể sử dụng. Công an phường Phú Trinh cho biết, sử dụng loại pháo hoa này an toàn hơn những loại gây ra tiếng nổ. Chúng thường có dạng hình que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng nhiều màu sắc.

Tuyệt đối không nên mua các loại pháo hoa không rõ nguồn gốc về sử dụng mà nên mua ở các cơ sở có uy tín. Nghị định 137 nêu rõ: Cơ quan, tổ chức cá nhân, có nhu cầu sử dụng chỉ được mua pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh sẽ bị xử lý hành chính theo quy định.

    
    Nghị định   137 nêu rõ, pháo hoa nổ là khi sử dụng nó phát ra tiếng nổ và rít, còn   pháo hoa thông thường thì không. Pháo hoa thông thường chỉ phát ra ánh   sáng, màu sắc nhưng không có tiếng nổ, thường được đốt trong các đám   cưới tại những nhà hàng hiện nay.

Lê Ninh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiểu đúng về quy định đốt pháo hoa